Trong lô |
Trong mẫu của lô |
1 |
1 |
2 đến 4 |
2 |
5 đến 9 |
3 |
10 đến 19 |
4 |
³ 20 |
5 |
A Đối với các hộp chứa một vài kiện trong hộp phải lấy đủ số lượng hộp trong mẫu của lô sao cho ít nhất mười kiện trong mẫu của lô (Xem 6.2.2.1 và 6.2.2.2) |
|
B Bảng 1 là một sơ đồ thực hành theo kinh nghiệm phù hợp cho mẫu của lô của các lô sợi đồng nhất hoặc vải có lõi đỡ như là cuộn hoặc bảng cuộn |
6.3. Mẫu phòng thí nghiệm
Trừ khi có thỏa thuận khác như nêu ở trên, khi có mẫu phòng thí nghiệm cho phép thử chấp nhận như được quy định trong yêu cầu kỹ thuật của vật liệu, tiến hành như sau:
6.3.1. Hộp
Khi lấy mẫu các hộp, lấy tổng cộng mười kiện từ mẫu của lô. Khi có năm hộp trong mẫu của lô, chọn ngẫu nhiên hai kiện từ mỗi hộp. Khi có bốn hộp trong mẫu của lô, chọn ngẫu nhiên hai kiện từ mỗi hộp, sau đó chọn ngẫu nhiên hai trong số bốn hộp và chọn ngẫu nhiên kiện thứ ba từ mỗi hộp đã chọn. Khi có ba hộp trong mẫu của lô, chọn ngẫu nhiên ba kiện từ một hộp sau đó chọn ngẫu nhiên một trong ba hộp và chọn ngẫu nhiên kiện thứ tư từ hộp đã chọn. Khi có hai hộp trong mẫu của lô, chọn ngẫu nhiên năm kiện từ mỗi hộp. Khi chỉ có một hộp trong mẫu của lô, chọn ngẫu nhiên mười kiện từ mỗi hộp.
6.3.2. Kiện vải
Khi lấy mẫu các kiện vải, phải loại bỏ lớp ngoài của kiện vải, sau đó lấy một mảnh vải nguyên khổ dài 2 m (2 yd) từ mỗi đơn vị mẫu của lô đã chọn. Đối với mỗi loại sợi trong vải, xử lý sợi dọc và sợi ngang như trong vải dệt thoi và theo hướng máy của vải dệt kim như là các đơn vị lấy mẫu riêng biệt. Lấy tổng số mười đầu sợi từ các mảnh vải. Khi có năm mẫu trong mẫu của lô, chọn ngẫu nhiên hai đầu sợi từ mỗi mẫu. Khi có bốn mẫu trong mẫu của lô, chọn ngẫu nhiên hai đầu sợi từ mỗi mẫu, sau đó chọn ngẫu nhiên hai trong số bốn mẫu và chọn ngẫu nhiên đầu sợi thứ ba từ mỗi mẫu đã chọn. Khi có ba mẫu trong mẫu của lô, chọn ngẫu nhiên ba đầu sợi từ mỗi mẫu, sau đó chọn ngẫu nhiên một trong ba mẫu và chọn ngẫu nhiên đầu sợi thứ tư từ mẫu vải đã chọn. Khi có hai mẫu trong mẫu của lô, chọn ngẫu nhiên năm đầu sợi từ mẫu. Khi có một mẫu trong mẫu của lô, chọn ngẫu nhiên mười đầu sợi từ mẫu. Tháo các đầu sợi ra khỏi các mảnh vải như hướng dẫn trong 6.3.4, 6.3.5 và 6.3.6 khi có yêu cầu.
CHÚ THÍCH 2 Các sợi riêng rẽ tách ra khỏi vải có thể được lấy từ vài chuyến hàng và có thể không đại diện cho một lô sợi nhất định. Sợi đươc tách ra khỏi vải thường được dùng cho mục đích nhận dạng.
6.3.3. Trục sợi dọc
Khi lấy mẫu các trục sợi dọc, lấy mười đầu sợi từ trục đầu tiên trong mẫu của lô. Lấy ngẫu nhiên đầu sợi thứ nhất trong số các đầu sợi đó ở giữa 2,5 và 7,5 % tổng số đầu sợi tính từ một lá sen của trục sợi dọc. Lấy chín đầu sợi còn lại từ các vị trí mà mỗi vị trí cách nhau 10 % tổng số đầu sợi tính từ đầu sợi thứ nhất hướng về phía lá sen còn lại của trục sợi dọc. Khi lấy mẫu sợi trên các trục dọc, guồng các con sợi mẫu hoặc guồng trực tiếp các con sợi từ trục sợi dọc với sức căng nhỏ nhất để tránh làm giãn sợi. Đặt trục sợi có các sợi thử lên hai ổ trục vừa đủ cao để lá sen của trục không chạm sàn. Gắn một tay quay vào một đầu của trục sợi. Đặt guồng cách trục một khoảng cách vừa phải để kéo sợi ra khỏi trục với góc nghiêng nhỏ hơn 20°. Buộc các đầu sợi yêu cầu vào guồng. Để một người quay chậm trục sợi để tở sợi ra trong khi một người khác sẽ quay guồng đủ nhanh để quấn sợi khi nó được tháo ra khỏi trục sợi.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.3.4. Con sợi mẫu
Thường được sử dụng nhiều hơn, nhưng không bắt buộc trừ khi lấy mẫu sợi trên các trục sợi, để guồng các con sợi mẫu. Điều hòa các con sợi nhanh hơn điều hòa các kiện quấn chặt và đôi khi sử dụng mẫu phòng thí nghiệm dưới dạng con sợi thuận tiện hơn. Từ mỗi kiện sợi hoặc đầu sợi được chọn làm mẫu phòng thí nghiệm, guồng một con sợi có độ dài đủ để cung cấp tất cả các mẫu thử yêu cầu. Nếu độ bền của sợi hoặc chỉ số sợi được xác định bằng phương pháp con sợi, các con sợi thử được quy định trong D 1578 và D 1907 có thể được guồng trực tiếp từ các kiện sợi hoặc trục sợi dọc và các con sợi mẫu bổ sung có thể được guồng ra làm nguồn mẫu thử cho phép thử khác. Tháo sợi ra khỏi kiện bằng cách kéo các đầu sợi qua bên phía trên đầu của các bobbin, ống sợi, côn v.v… hoặc từ bên cạnh của ống sợi hoặc trục sợi dọc có lá sen trong điều kiện sử dụng bình thường. Khi chưa biết cách tháo sợi thông thường thì kéo sợi từ bên cạnh của kiện sợi. Việc tháo sợi từ bên cạnh dẫn đến sự khác nhau về độ săn là 1/p d, trong đó d là đường kính của kiện. Khi có vài đầu sợi được quấn song song trên một kiện sợi hoặc trục sợi, kéo mỗi đầu sợi qua một khuyết dẫn sợi riêng và guồng con sợi từ mỗi đầu sợi được chọn trong mẫu phòng thí nghiệm, kéo sợi từ cạnh của kiện hoặc trục sợi.
6.3.5. Tách sợi ra khỏi vải dệt thoi
Cắt vải song song các hướng sẽ được thử (sợi dọc hoặc sợi ngang). Tháo và bỏ đi các sợi dọc (hoặc sợi ngang) cho đến khi có thể tháo toàn bộ chiều dài của sợi ra khỏi miếng vải.
CHÚ THÍCH 4 Nếu vải được dệt chặt thì cần phải cắt mép tua sợi thường xuyên để tháo sợi ra khỏi vải mà không làm giãn sợi.
6.3.6. Tháo sợi ra khỏi vải dệt kim đan ngang
Cắt vải theo hàng vòng. Làm sạch mép tháo sợi để dễ tháo sợi dài hơn chiều dài mẫu thử ít nhất là 0,2 m (8 in). Đối với vải dệt kim hai lớp, ngẫu nhiên năm đầu sợi từ các hàng vòng của bộ cấp sợi ngắn và năm đầu sợi từ các hàng vòng của bộ cấp sợi dài để có được mười đầu sợi theo yêu cầu. Xử lý các sợi từ các kim móc và kim đĩa là như nhau, trừ khi có lý do cho rằng các sợi này khác nhau, ví dụ như màu sắc khác nhau.
6.3.7. Tháo sợi ra khỏi vải dệt kim đan dọc
Kẹp một cạnh của vải vào một mép của bảng nhung với mặt phải của vải hướng lên trên. Kéo căng vải qua bảng để tạo một sức căng nhẹ lên các vòng sợi và kẹp vải vào mặt kia của bảng. Đặt các kẹp gần đầu vải sẽ tháo sợi (vòng sợi của một cột vòng đóng). Lấy ngẫu nhiên các đầu sợi theo hướng cột vòng với số lượng các đầu sợi phù hợp từ mỗi thanh kim lỗ trên toàn bộ mẫu của lô và dài hơn chiều dài của mẫu thử yêu cầu ít nhất là 0,2 m (8 in). Khi đã biết, xử lý các sợi từ các thanh kim lỗ khác nhau là như nhau trừ khi có lý do cho rằng các sợi này khác nhau. Khi biết các sợi từ các thanh kim lỗ khác nhau là khác nhau thì xử lý riêng các loại sợi này.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.3.7.1. Tháo các vòng sợi trên cột vòng có đầu sợi được cắt bằng cách luồn một kim gảy sợi (sau đây gọi là kim) dưới các sợi mà các sợi này đi vào các vòng sợi từ khoảng không gian ở giữa và tại chân các vòng sợi (hoặc giữ các sợi này bằng các kẹp xoắn) và nhẹ nhàng kéo để lấy ra các sợi đủ để cung cấp số lượng sợi yêu cầu cho phép thử cộng với một số sợi dữ trữ. Giữ cho bó sợi càng chặt càng tốt, tránh để rời sợi (các dây rời ra do chia bó sợi bằng kim hay kẹp và chỉ kéo một phần của dây trong bó sợi). Tiếp tục sử dụng kim hoặc kẹp xoắn gỡ các vòng sợi trong khoảng không gian ở giữa các vòng sợi và nhẹ nhàng kéo để lấy ra các sợi đủ để cung cấp số lượng sợi yêu cầu. Bước đầu của quá trình tháo sợi này có thể được thực hiện dễ dàng nhất nhờ kính hiển vi, nhưng một kính lúp có độ phóng nhỏ cũng có thể phù hợp. Các đầu sợi có thể được kẹp vào băng để giữ chúng cùng với nhau và để dễ sử dụng.
6.3.7.2. Tiếp tục tháo sợi bằng cách kéo nhẹ các sợi đang được tháo ra, kéo nghiêng và mạnh hơn một chút các sợi ở biên. Đôi khi cần phải dùng kim để giữ các sợi ở bên cạnh. Cố gắng giữ các sợi được tháo thành một đường liền khi tháo các đường dọc. Khi các sợi khó tháo thì phải xem lại có thể có chỗ nào bị đứt hay các dây có bị cuốn vào các vòng sợi hay không. Dùng kính hiển vi kiểm tra xem sợi có bị lỏng hay đứt không, trong trường hợp đó, không thử sợi filamăng bị đứt. Các sợi thông thường có thể chịu được một lực kéo của tay trong quá trình tháo sợi mà không bị hỏng. Khi chịu lực kéo quá lớn thì những sợi quăn sẽ không lấy lại hình dạng quăn ban đầu. (Tuy nhiên, với các sợi thô, độ ẩm và nhiệt do thao tác của nhiều người sử dụng có thể làm cho sợi hết quăn mà không làm hỏng sợi). Bước này có thể được thực hiện khi sợi vẫn được kẹp vào bảng. Hoặc, có thể được làm khi vải được giữ ở mỗi cạnh của vùng gỡ sợi bằng gót, ngón cái và ba ngón, trong đó ngón cái và ngón trỏ để kéo sợi và dùng kim khi cần. Có thể dùng kính lúp. Với những dệt chặt thì gỡ lâu hơn và có thể cần dùng đến kính hiển vi.
6.3.7.3. Đây là thực hành tháo sợi thông thường để thu được độ dài tiêu chuẩn từ các sợi dẫn hướng bởi thanh di chuyển phía trên ít nhất một kim trong quá trình dệt (đôi khi còn gọi là thanh dài và thường xuyên nhưng không phải lúc nào cũng là thanh trên). Những chiều dài ngắn hơn có thể cần phải dùng các loại thanh khác.
6.4. Mẫu thử
Lấy ngẫu nhiên số lượng các đầu sợi trên một đơn vị mẫu phòng thí nghiệm được quy định trong phương pháp thử thích hợp.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5783:2009 (ASTM D 2258 : 1999) về Vật liệu dệt - Sợi - Phương pháp lấy mẫu
Số hiệu: | TCVN5783:2009 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5783:2009 (ASTM D 2258 : 1999) về Vật liệu dệt - Sợi - Phương pháp lấy mẫu
Chưa có Video