Thuật ngữ |
Định nghĩa |
||
1. Dao động |
Quá trình tăng hay giảm một cách tuần tự (thường là theo thời gian) của giá trị một đại lượng nào đó. CHÚ THÍCH: 1) Trong lĩnh vực rung, thuật ngữ “dao động” chỉ áp dụng đối với trường hợp giá trị đại lượng biến đổi theo thời gian. 2) Những đại lượng mà giá trị biến đổi của nó dao động, gọi là “đại lượng dao động” |
||
2. Dao động cơ học |
Dao động của giá trị những đại lượng động học hay động lực học,đặc trưng cho một hệ cơ học |
||
3. Rung |
Dao động của những giá trị chuyển dịch của điểm hay của hệ cơ học ít nhất là theo một hệ tọa độ. |
||
4. Kỹ thuật rung |
Tập hợp những phương pháp và phương tiện gây rung sử dụng rung, đo rung, chuẩn đoán rung,chống rung và thí nghiệm rung |
||
5. Bộ tạo rung |
Thiết bị dùng để gây rung,được sử dụng một cách độc lập hay nằm trong thành phần của các thiết bị khác. |
||
6. Máy rung |
Máy có cơ cấu làm việc được truyền rung nhằm thực hiện một mục đích công nghệ xác định. |
||
7. Độ rung |
Tập hợp những phương pháp và phương tiện đo những đại lượng đặc trưng của rung. |
||
8. Chống rung |
Tập hợp những phương tiện và phương pháp giảm rung cho đối tượng được bảo vệ. |
||
9. Tính ổn định rung |
Tính chất của đối tượng thực hiện được những chức năng cho trước và duy trì được giá trị của các thông số trong giới hạn mức quy định chịu rung. |
||
10. Độ bền rung |
Độ bền của đối tượng trong sau khi chịu rung. |
||
11. Thí nghiệm rung |
Thử nghiệm đối tượng trong một trạng thái rung cho trước. |
||
12. Chuẩn đoán rung |
Chuẩn đoán kỹ thuật dựa trên cơ sở phân tích rung của đối tượng chuẩn đoán. |
||
13. Chuyển dịch rung |
Thành phần miêu tả rung của chuyển dịch. |
||
14. Vận tốc rung |
Đạo hàm theo thời gian của chuyển dịch rung. |
||
15. Gia tốc rung |
Đạo hàm theo thời gian của vận tốc rung. |
||
16. Rung thẳng |
Rung của điểm theo quỹ đạo thẳng. |
||
17. Rung phẳng |
Rung của điểm theo quỹ đạo thẳng. |
||
18. Rung không gian |
Rung của điểm theo quỹ đạo không gian. |
||
19. Rung tịnh tiến |
Rung của vật rắn chuyển động tịnh tiến. |
||
20. Rung quay |
Rung của vật rắn chuyển động quay. |
||
21. Biên trình dao động |
Hiệu giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của đại lượng dao động trong khoảng thời gian được xét. |
||
22. Giá trị đỉnh của đại lượng dao động |
Giá trị tuyệt đối lớn nhất trong số các cực trị của đại lượng dao động trong khoảng thời gian được xét. |
||
23. Giá trị trung bình của môđun đại lượng dao động |
Trung bình cộng của các giá trị tuyệt đối trung bình tích phân của đại lượng dao động trong khoảng thời gian được xét. CHÚ THÍCH: 1) Nếu đại lượng có n giá trị rời rạc ci thì giá trị của môđun là:
2) Nếu là hàm liên tục từng đoạn c(t) xác định đại lượng dao động trong khoảng thời gian t nào đó (t1 ≤ t ≤ t2) thì giá trị trung bình của môđun là:
|
||
24. Giá trị trung bình bình phương của môđun đại lượng dao động |
Căn bậc hai giá trị trung bình cộng hoặc căn bậc hai giá trị trung bình tích phân của bình phương đại lượng dao động trong khoảng thời gian đang xét. CHÚ THÍCH: 1) Nếu đại lượng dao động có n giá trị rời rạc xi thì giá trị trung bình bình phương là:
2) Nếu hàm liên tục từng đoạn x(t) xác định đại lượng dao động trong khoảng thời gian t nào đó (t1 ≤ t ≤ t2) thì giá trị trung bình bình phương là:
|
||
25. Dao động tuần hoàn |
Những dao động, trong đó mỗi giá trị dao động được lặp lại những khoảng thời gian bằng nhau. |
||
26. Chu kỳ dao động |
Khoảng thời gian nhỏ nhất ở các dao động tuần hoàn để mỗi một giá trị của đại lượng dao động (đặc trưng cho rung) lặp lại. |
||
27. Tần số của dao động |
Đại lượng nghịch đảo của chu kỳ dao động. |
||
28. Dao động đồng bộ |
Hai hoặc trên hai dao động tuần hoàn có tần số bằng nhau đồng thời tồn tại. |
||
29. Dao động điều hòa |
Dao động trong đó giá trị của những đại lượng dao động(đặc trưng cho rung) biến đổi theo thời gian với quy luật. Asin (wt + j) A: Biên độ dao động. wt + j: Pha dao động. j: Pha ban đầu. t: Thời gian. A,w,j: Những thông số không đổi. |
||
30. Biên độ dao động điều hòa |
Giá trị lớn nhất của đại lượng dao động (các đặc trưng cho rung) ở các dao động điều hòa. |
||
31. Pha dao động điều hòa |
Đối số của hàm sin trong phương trình dao dao động điều hòa, có quan hệ tỉ lệ với giá trị đại lượng dao động. |
||
32. Pha ban đầu của dao động điều hòa |
Pha dao động điều hòa ở thời điểm ban đầu. |
||
33. Các góc lệch pha của các dao động điều hòa đồng bộ |
Hiệu pha của hai dao động điều hòa đồng bộ ở một thời điểm bất kỳ. |
||
34. Tần số góc của dao động điều hòa |
Đạo hàm theo thời gian của pha dao động điều hòa, bằng tích của tần số với 2 p. |
||
35. Biên độ phức của một dao động điều hòa |
Một đại lượng phức có môđun bằng biên độ, còn đối số bằng pha ban đầu của dao động điều hòa dạng Aeij |
||
36. Dao động điều hòa đồng pha |
Những dao động điều hòa đồng bộ và có pha bằng nhau ở mọi thời điểm bất kỳ. |
||
37. Dao động điều hòa đối pha |
Hai pha dao động điều hòa đồng bộ có góc lệch pha bằng p ở mọi điểm bất kỳ. |
||
38. Dao động tựa điều hòa |
Dao động trong đó giá trị đại lượng dao động biến đổi theo thời gian với quy luật: Asin(wt + j) ở đây: t - thời gian A, w, j Những hàm thời gian biến đổi chậm(một vài trong số này có thể là hằng) CHÚ THÍCH: Những hàm thời gian biến đổi chậm nói trên thỏa mãn bất đẳng thức:
|
||
39. Dao động phách |
Dao động có biên trình là đại lượng dao động tuần hoàn và là tổng của hai dao động điều hòa có tần số gần bằng nhau. |
||
40. Tần số dao động phách |
Tần số dao động phách của giá trị biên trình ở dao động phách, bằng hiệu tần số của các dao động hợp thành. |
||
41. Phân tích điều hòa dao động |
Phân tích một dao động dưới dạng tổng các dao dao động điều hòa. CHÚ THÍCH:Những dao động điều hòa thành phần được gọi là thành phần điều hòa. Những dao động tuần hoàn được biểu diễn dưới dạng chuỗi Fuarier, những dao động tựa tuần hoàn được biểu diễn dưới dạng tổng các dao động điều hòa có tần số vô ước, còn những dao động không tuần hoàn được biểu diễn dưới dạng tích phân Fuarier, tích phân này xác định mật độ phổ. |
||
42. Phần tử điều hòa |
Thành phần điều hòa của các dao động tuần hoàn. CHÚ THÍCH:Tần số của phần tử điều hòa là bội số của dao động tuần hoàn được phân tích. |
||
43. Chỉ số điều hòa |
Số nguyên bằng tỷ số của tần số phần tử điều hòa trên tần số các dao động tuần hoàn được phân tích. |
||
44. Phần tử điều hòa bậc 1 |
Phần tử điều hòa có chỉ số bằng 1. |
||
45. Phần tử điều hòa bậc cao |
Phần tử điều hòa có chỉ số lớn hơn 1. |
||
46. Phổ dao động |
Tập hợp những giá trị của những đại lượng đặc trưng cho dao động tương ứng với các thành phần điều hòa,trong đó những giá trị được nêu phân bố theo trình tự tăng dần của tần số các thành phần điều hòa. CHÚ THÍCH: 1) Những dao động tuần hoàn và tựa tuần hoàn tương ứng với phổ gián đoạn. Những dao động không tuần hoàn tương ứng với phổ liên tục. 2) Những ví dụ phổ xem thuật ngữ 50 - 52. |
||
47. Phổ tần số |
Tập hợp tần số của các thành phần điều hòa của dao động, phân bố theo trình tự tăng dần. |
||
48. Phổ gián đoạn |
Phổ dao động hoặc phổ tần số, trong đó tần số của các thành phần điều hòa của dao động tạo thành một tập hợp rời rạc. |
||
49. Phổ liên tục |
Phổ dao động hoặc phổ tần số trong đó tần số của các thành phần điều hòa của các dao động tạo thành một tập hợp liên tục. |
||
50. Phổ biên độ |
Phổ dao động, trong đó biên độ của chúng là những đại lượng đặc trưng cho các thành phần điều hòa của dao động. |
||
51. Phổ pha |
Phổ dao động, trong đó pha ban đầu của chúng là những đại lượng đặc trưng cho các thành phần điều hòa của dao động. |
||
52. Phổ năng lượng |
Phổ dao động, trong đó bình phương của biên độ tốc độ là những đại lượng đặc trưng cho các thành phần điều hòa của dao động (chúng cũng đặc trưng cho năng lượng riêng của các thành phần này) |
||
53. Phân tích phổ dao động |
Sự xác định dao động phổ dao động hoặc phổ tần số. |
||
54. Tần số trội |
Tần số tương ứng với cực đại tuyệt đối của phổ năng lượng hoặc phổ biên độ của những dao động có tần số khác nhau. |
||
55. Dao động tựa tuần hoàn |
Dao động, trong đó mỗi giá trị của đại lượng dao động hầu như lặp lại qua những khoảng thời gian bằng nhau. |
||
56. Dao động tắt dần |
Dao động có giá trị biên trình giảm dần CHÚ THÍCH: Dao động tắt dần được miêu tả bằng quan hệ: Ae-ht sin(wt + j) ở đây tần số của thừa số sin(wt + j) được xem là tần số của dao động. |
||
57. Dao động tăng dần |
Dao động có giá trị biến trình tăng dần. CHÚ THÍCH:Dao động tăng dần được miêu tả bằng quan hệ Aeht sin(wt + j) ở đây tần số của thừa số sin (wt + j) được xem là tần số của dao động |
||
58. Mức dao động |
Một đặc trưng của dao động để so sánh hai giá trị của cung một đại lượng vật lý. Nó tỉ lệ với logarit thập phân của tỉ số giữa giá trị được đánh giá với giá trị gốc của đại lượng đó. CHÚ THÍCH: 1) Đối với các đại lượng năng lượng (năng lượng,công suất,……..) mức được đo bằng Bel (B)
Và bằng dexibel (dB)
Trong đó: a: là giá trị được đánh giá. ao: giá trị gốc. 2) Đối với tốc độ,gia tốc,lực ..v..v.. mức được đo bằng Bel (B)
Và bằng dexibel (dB)
b: giá trị được đánh giá. bo: giá trị gốc. 3) Khi tính toán, việc lấy các giá trị gốc ao, bo phải được chỉ dẫn cho từng trường hợp cụ thể. |
||
59. Dải tần số |
Tập hợp tần số trong những giới hạn được xét. |
||
60. Dải tần số 10 |
Dải tần số trong đó tỉ số giữa tàn số biên trên và tần số biên dưới bằng 10. |
||
61. Dải tần số octa |
Dải tần số trong đó tỉ số giữa tần số biên trên và tần số biên dưới bằng 2 |
||
62. Dải tần số nửa ôcta |
Dải tần số trong đó tỉ số giữa tần số biên trên và tần số biên dưới bằng |
||
63. Dải tần số phần ba ôcta |
Dải tần số trong đó tỉ số giữa tần số biên trên và tần số biên dưới bằng |
||
64. Tần số trung bình nhân |
Căn bậc 2 của tích số các tần số biên của dải. |
||
65. Sóng chạy |
Sự truyền lan nhiễu trong môi trường. CHÚ THÍCH: Đại lượng dùng để đo trạng thái của môi trường (chuyển dịch ứng suất, biến dạng.v..v) trong trường hợp vận tốc truyền sóng không đổi có thể biểu thị dưới dạng hàm. F = F1(q) F2(q - ct) Trong đó: q: tọa độ cong không gian theo đó xảy ra sự truyền sóng. t: thời gian. c: tốc độ không đổi của truyền sóng |
||
66. Sóng điều hòa |
Sóng tồn tại trong trường hợp tất cả mọi điểm của mọi trường hợp thực hiện dao động điều hòa. |
||
67. Bước sóng điều hòa |
Khoảng cách giữa hai cực đại hoặc hai cực tiểu kề nhau của chuyển dịch của điểm trong trường sóng. |
||
68. Số sóng |
Một đại lượng bằng tỉ số của 2p trên bước sóng điều hòa. |
||
69. Mặt sóng điều hòa |
Bề mặt đơn liên trong trường sóng là quỹ tích của những điểm dao động cùng pha của trường sóng điều hòa. |
||
70. Vận tốc sóng điều hòa |
Vận tốc lan truyền của mặt sóng điều hòa. |
||
71. Sóng phẳng |
Sóng có mắt sóng là mặt phẳng vuông góc với phương truyền sóng. |
||
72. Sóng trụ |
Sóng có mặt sóng là một mặt trụ, các bán kính của nó trùng với phương truyền sóng. |
||
73. sóng cầu |
Sóng có mặt sóng là một mặt cầu, các bán kính của nó trùng với phương truyền sóng |
||
74. Sóng dọc |
Sóng có phương truyền sóng đồng phương với quỹ đạo của các điểm dao động của môi trường. |
||
75. Sóng ngang |
Sóng có phương truyền sóng trực giao với quỹ đạo của điểm dao động của môi trường. |
||
76. Sóng đứng |
Một trạng thái của trường sóng, trong đó sự phân bố các cực đại và cực tiểu của chuyển dịch của những điểm dao động không thay đổi theo thời gian. CHÚ THÍCH:Sóng đứng có thể xem như sự xếp chồng của hai sóng chạy đồng nhất, truyền ngược chiều nhau. |
||
77. Nút dao động |
Điểm cố định của trường sóng trong trường hợp sóng đứng. CHÚ THÍCH: Tập hợp của những nút sóng tạo thành đường nút và mặt nút. |
||
78. Bụng dao động. |
Điểm của trường sóng trong trường hợp sóng đứng, ở đó biên trình chuyển dịch là cực đại. CHÚ THÍCH: Tập hợp của các bụng sóng tạo thành đường bụng và mặt bụng. |
||
79. Dạng dao động của hệ |
Dạng hình thành của những điểm đặc trưng của hệ (chúng thực hiện các dao động tuần hoàn) ở thời điểm mà không phải tất cả độ lệch của những điểm đó đối với vị trí trung bình đều bằng 0. CHÚ THÍCH: Đối với những vật thể đặc giới hạn, dạng dao động tương ứng với dạng tạo thành của sóng đứng. |
||
80. Dao động xác định |
Dao động mà bản thân nó là một quá trình xác định. |
||
81. Dao động ngẫu nhiên |
Dao động mà bản thân nó là một quá trình ngẫu nhiên. |
||
82. Dao động ngẫu nhiên dải hẹp |
Dao động ngẫu nhiên có phổ tần số phân bố trong một dải hẹp. CHÚ THÍCH: Khái niệm giải tần số hẹp phụ thuộc vào vấn đề được nghiên cứu, để tránh những giải thích khác nhau cần có những chú thích thích hợp. |
||
83. Dao động ngẫu nhiên dải rộng |
Dao động ngẫu nhiên có phổ tần số phân bố trong một dải rộng. CHÚ THÍCH: Khái niệm dải tần số rộng phụ thuộc vấn đề được nghiên cứu, để tránh những giải thích khác nhau cần có những chỉ dẫn thích hợp. |
||
84. Lực (mô men) kích thích |
Ngoại lực (mô men) biến đổi theo thời gian,nhưng không phụ thuộc vào trạng thái hệ và duy trì sự dung của hệ. CHÚ THÍCH: Trạng thái của hệ được xác định bởi một tập hợp các tọa độ suy rộng của hệ. |
||
85. Kích thích rung dạng lực |
Kích thích rung của hệ bằng lực kích thích hoặc (mô men) kích thích. |
||
86. Kích thích rung dạng động học |
Kích thích rung của hệ bằng cách truyền cho những điểm nào đó của nó những chuyển động cho trước,không phụ thuộc vào trạng thái của hệ. |
||
87. Kích thích rung dạng thông số |
Kích thích rung của hệ bằng cách cho một hoặc một số thông số của nó (khối lượng,mô men quán tính,hệ số độ cứng, hệ số cán. v. v…) biến đổi theo thời gian và không phụ thuộc vào trạng thái của hệ. |
||
88. Tự kích thích rung |
Kích thích rung của hệ bằng cách truyền cho nó năng lượng từ một nguồn không dao động. Sự kích thích này được điều chỉnh bằng chuyển động của chính hệ. |
||
89. Tự kích thích nhẹ rung |
Tự kích thích rung xuất hiện sau khi trạng thái cân bằng của hệ chịu nhiễu động yếu nào đó. |
||
90. Tự kích thích mạnh rung |
Tự kích thích rung xuất hiện sau khi trạng thái cân bằng chịu một nhiễu động đủ mạnh. |
||
91. Cán rung |
Làm giảm rung bằng cách khuếch tán năng lượng cơ. |
||
92. Cản rung tuyến tính |
Cản rung trong trường hợp lực tiêu tán có tính chất tuyến tính. |
||
93. Lực(mô men) phục hồi |
Lực mô men phát sinh khi hệ lệch khỏi trạng thái cân bằng và hướng ngược chiều với chiều lệch của hệ. |
||
94. Đặc trưng của lực phục hồi |
Quan hệ của lực (mô men) phục hồi với tọa độ suy rộng tương ứng được tính từ vị trí cân bằng. CHÚ THÍCH: Định nghĩa này áp dụng cho hệ có một bậc tự do. |
||
95. Hệ số độ cứng |
Đạo hàm của đặc trưng lực phục hồi hoặc mô men phục hồi được lấy trái dấu. |
||
96. Đặc trưng tuyến tính của lực (mômen) phục hồi |
Đặc trưng của lực (mô men) phục hồi trong trường hợp hệ số độ cứng không phụ thuộc tọa độ suy rộng. |
||
97. Đặc trưng cứng của lực (mô men) phục hồi |
Đặc trưng của lực (mô men) phục hồi trong trường hợp hệ số độ cứng tăng khi giá trị tuyệt đối của tọa độ suy rộng tương ứng (được tính từ vị trí cân bằng) tăng lên. |
||
98. Đặc trưng mềm của lực (mô men) phục hồi |
Đặc trưng của lực (mô men) phục hồi trong trường hợp hệ số độ cứng giảm khi giá trị tuyệt đối của tọa độ suy rộng tương ứng (được tính từ vị trí cân bằng) tăng lên. |
||
99. Hệ số độ mềm |
Đại lượng nghịch đảo của hệ số độ cứng. |
||
100. Lực (mô men) tiêu tán |
Lực (mô men) phát sinh khi hệ thống cơ học chuyển động và gây ra khuếch tán năng lượng cơ. |
||
101. Đặc trưng của lực (mô men) tiêu tán |
Quan hệ giữa lực (mô men) tiêu tán với tốc độ suy rộng tương ứng. |
||
102. Hệ số cản |
Tỉ số giữa lực (mô men) tiêu tán với tốc độ suy rộng tương ứng, được lấy trái dấu |
||
103. Hệ số cản rung |
Tỉ số giữa hệ số cản giữa hai lần khối lượng hoặc hai lần mô men quán tính. |
||
104. Hệ số cản rung tới hạn |
Hệ số cản rung ứng với nó hệ số ngừng dao động. |
||
105. Hệ số cản rung tương đối |
Tỉ số giữa hệ số cản rung với hệ số cản rung tới hạn. |
||
106. Hệ số phẩm chất |
Đại lượng nghịch đảo của hai lần hệ số cản rung rương đối. |
||
107. Lượng suy giảm logarit của dao động |
Logarit tự nhiên của tỉ số giữa hai giá trị cực đại hoặc cực tiểu kế tiếp nhau của các dao động tắt dần. |
||
108. Hệ số hấp thụ |
Tỉ số giữa năng lượng tiêu tán của các dao động điều hòa với thế năng cực đại của hệ tuyến tính. |
||
109. Dao động tự do |
Dao động của hệ phát sinh không do ngoại lực biến đổi tác động và năng lượng từ ngoài truyền vào. |
||
110. Dao động cưỡng bức |
Dao động của hệ phát sinh và duy trì do kích thích dạng lực hoặc dạng thông số. |
||
111. Dao động thông |
Dao động của hệ phát sinh và được duy trì do kích thích dạng thông số. |
||
112. Tự dao động |
Dao động của hệ phát sinh do tự kích thích. |
||
113. Dao động ổn định |
Dao động tuần hoàn hoặc tựa tuần hoàn được ổn định sau một thời gian nhất định, kể từ lúc bắt đầu dao động. |
||
114. Dao động chuyển tiếp |
Quá trình chuyển tiếp từ một dao động ổn định này sang một dao động ổn định khác. CHÚ THÍCH: Trong trường hợp này một trạng thái cân bằng có thể thay thế một dao động ổn định. |
||
115. Hệ dao động |
Hệ có khả năng thực hiện dao động tự do. |
||
116. Tần số riêng của dao động |
Tần số bất kỳ trong những tần số của các dao động tự do của hệ tuyến tính. CHÚ THÍCH: Để tránh những giải thích khác nhau có thể xảy ra, cần đưa ra những khái niệm chặt chẽ thích hợp như “ tần số riêng của dao động bảo toàn “ hay “tần số riêng của hệ có cản rung tuyến tính” |
||
117. Phổ tần số riêng |
Tập hợp các tần số riêng của hệ tuyến tính,phân bố theo trình tự tăng dần. CHÚ THÍCH: Các tần số riêng được đánh số theo trình tự tăng dần. |
||
118. Dao động riêng |
Dao động của hệ tuyến tính khi dao động với một trong số những tần số riêng. |
||
119. Tính đẳng thời của dao động |
Tính chất độc lập của tần số của các dao động tự do đối với biên trình. |
||
120. Độ cứng phức. phức |
Tỉ số biên độ lực kích thích điều hòa với biên độ phức của chuyển dịch khi hệ tuyến tính dao động cưỡng bức điều hòa. |
||
121. Độ mềm phức |
Đại lượng nghịch đảo của độ cứng phức |
||
122. Trở kháng cơ học |
Tỉ số biên độ lực kích thích với biên độ phức của tốc độ khi hệ tuyến tính dao động cưỡng bức điều hòa. |
||
123. Dặc trưng biên độ tần số |
Quan hệ giữa biên độ dao động cưỡng bức của hệ với tần số của kích thích điều hòa có biên độ không đổi. |
||
124. Đặc trưng pha tần số |
Quan hệ của góc lệch pha (giữa các dao động cưỡng bức của hệ và kích thích điều hòa có biên độ không đổi) với tần số kích thích. |
||
125. Dặc trưng biên độ pha - tần số |
Quan hệ giữa biên độ phức của dao động cưỡng bức của hệ và tần số kích thích điều hòa có biên độ không đổi. |
||
126. Dao động cộng hưởng |
Dao động cưỡng bức của hệ tương ứng với một trong những cực đại của đặc trưng biên độ - tần số. |
||
127. Dao động phản cộng hưởng |
Dao động cưỡng bức của hệ (có hai và trên hai bậc tự do) tương ứng với một trong những cực tiểu của đặc trưng biên độ tần số. |
||
128. Tần số cộng hưởng của dao động |
Tần số tồn tại cộng hưởng. CHÚ THÍCH: Trong hệ có sự cán rung tần số cộng hưởng của chuyển dịch tốc độ gia tốc là khác nhau. |
||
129. Dao động trước cộng hưởng |
Dao động cưỡng bức của hệ có tần số nhỏ hơn tần số cộng hưởng. |
||
130. Dao động sau cộng hưởng |
Dao động cưỡng bức của hệ có tần số lớn hơn tần số cộng hưởng. |
||
131. Dao động thứ điều hòa |
Dao động cưỡng bức của hệ phi tuyến có tần số là ước số của tần số kích thích điều hòa. |
||
132. Dao động siêu điều hòa |
Thành phần điều hòa của dao động cưỡng bức của hệ phi tuyến phi tuyến có tần số là bội số của tần số kích thích điều hòa. |
||
133. Hệ số khuếch đại động lực học |
Tỉ số giữa biên độ chuyển dịch khi dao động cưỡng bức và một chuyển dịch không đổi đặc trưng S nào đó (với một dạng kích thích cho trước). CHÚ THÍCH: Đối với kích thích không đổi và đối với kích thích dạng động học, S là tung độ của đặc trưng biên độ - tần số khi tần số tiến tới 0. Đối với kích thích dạng lực có biên độ lực kích thích tỉ lệ với bình phương của tần số, S là tung độ đặc trưng biên độ - tần số khi tần số tiến tới vô cực. |
||
134. Dao động liên kết |
Dao động của các tọa độ suy rộng của hệ trong trường hợp dao động của tọa độ này nhất thiết gây nên dao động của tọa độ kia. |
||
135. Dao động không liên kết |
Dao động của tọa độ suy rộng của hệ trong trường hợp dao động của tọa độ này không nhất thiết gây nên dao động của tọa độ kia. |
||
136. Tọa độ chuẩn |
Những tọa độ suy rộng của hệ mà dao động của chúng là dao động không liên kết. |
||
137. Chống rung chủ động |
Chống rung có sử dụng năng lượng có một nguồn phụ. |
||
138. Chống rung bị động |
Chống rung không sử dụng năng lượng của một nguồn phụ |
||
139. Cách rung |
Phương pháp chống rung bằng cách đặt các thiết bị khuếch tán năng lượng giữa nguồn kích thích và đối tượng bảo vệ. |
||
140. Tắt rung động lực học |
Phương pháp chống rung bằng cách nối với đối tượng bảo vệ một hệ thống mà phản lực của nó làm giảm biên trình rung ở những chỗ nối của hệ đó. |
||
141. Bộ cách rung |
Thiết bị thực hiện sự cách rung. |
||
142. Bộ cách rung tần số đều |
Bộ cách rung bảo đảm tần số riêng của hệ không thay đổi khi thay đổi trọng lượng vật được cách rung trong những giới hạn cho trước. |
||
143. Cách rung nhiều tầng |
Cách rung, trong đó giữa đối tượng bảo vệ và nguồn rung được bố trí liên tiếp những bộ cách rung ngăn cách nhau bởi các phần tử quán tính. |
||
144. Bộ cản rung |
Thiết bị chống rung hoặc một bộ phận của nó, tạo nên sự cản rung. |
||
145. Bộ cản rung tuyến tính |
Bộ cản rung trong trường hợp lực tiêu tán có tính chất tuyến tính. |
||
146. Bộ tắt rung động lực học |
Thiết bị thực hiện sự tắt rung động lực học. |
||
147. Hệ số chống rung có ích |
Tỉ số giữa giá trị đỉnh hoặc giá trị trung bình bình phương của chuyển dịch rung,vận tốc rung,gia tốc rung của lực tác động lên đối tượng trước khi chống rung với giá trị của chính những đại lượng đó sau khi chống rung. |
||
148. Hệ số truyền dẫn khi cách rung |
Tỉ số giữa biên độ của sự chuyển dịch rung,vận tốc rung,gia tốc rung của đối tượng bảo vệ hay của lực tác động lên đối tượng với biên độ của chính những đại lượng đó của nguồn kích thích khi dao động điều hòa. |
||
Danh mục các thuật ngữ
Tiếng Việt
Tiếng Anh
1 Dao động
Oscillation
2 Dao động cơ học
Mechanical escalation
3 Rung
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4 Kỹ thuật dung
Vibration engineering
5 Bộ tạo dung
Vibration generator
6 Máy dung
Vibration machine
7 Đo rung
Vibrametry
8 Chống dung
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9 Tính ổn định rung
Vibration proper functioning
10 Độ bền rung
Vibration strength
11 Thí nhiệm rung
Vibration testing
12 Chuẩn đoán rung
Vibration diagnostics
13 Chuyển dịch rung
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
14 Vận tốc dung
Vibration velocity
15 Gia tốc rung
Vibration acceleration
16 Rung thẳng
Rectilinear vibration
17 Rung thăng
Plane vibration
18 Rung không gian
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
19 Rung tịnh tiến
Translational vibration
20 Rung quay
Angular vibration
21 Biên trình giao động
Peak-to-peak value
22 Giá trị đỉnh của đại lượng giao động
Peak value
23 Giá trị trung bình của mô đun đại lượng giao động
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
24 Giá trị trung bình bình phương của đại lượng giao động
Root-mean-square value
25 Dao động tuần hoàn
Periodic oscillation
26 Chu kỳ dao động
Period
27 Tần số của dao động tuần hoàn
Frequency of periodic oscillation
28 Các dao đồng bộ
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
29 Dao động điều hòa
Harmonic oscillation
30 Biên độ của dao động điều hòa
Amplitude
31 Pha của dao động điều hòa
Phase
32 Pha ban đầu của dao động điều hòa
Initial phase
33 Góc lệch pha của các dao động điều hòa đồng bộ
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
34 Tần số góc của dao động điều hòa
Angular frequency
35 Biên độ phức của dao động điều hòa
Pharos
36 Các dao động điều hòa đồng pha
In-phase oscillations
37 Các dao động điều hòa đối pha
Antiphase oscillations
38 Dao động tựa điều hòa
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
39 Dao động phách
Beats
40 Tần số dao động phách
Beat frequency
41 Phân tích điều hòa dao động
Harmonic analysis
42 Phần tử điều hòa
Harmonic
43 Chỉ số điều hòa
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
44 Phần tử điều hòa bậc 1
First harmonic
45 Phần tử điều hòa bậc cao
Higher harmonic
46 Phổ dao động
Spectrum
47 Phổ tần số
Frequency spectrum
48 Phổ gián đoạn
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
49 Phổ liên tục
Continuous spectrum
50 Phổ biên độ
Amplitude spectrum
51 Phổ Pha
Phase spectrum
52 Phổ năng lượng
Power spectrums
53 Phân tích phổ dao động
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
54 Tần số trội
Dominent frequency
55 Dao động tựa điều hòa
Quasi-periodic oscillation
56 Dao động tắt dần
Decaying oscillation
57 Dao động tăng dần
Oscillation aggrandize
58 Mức dao động
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
59 Dải tần số
Frequency band
60 Dải tần số 10
Decade bandwith
61 Dải tần số ốc ta
Octave bandwidth
62 Dải tần số nửa ốc ta
One-halfoctave bandwith
63 Dải tần số phần ba ốc ta
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
64 Tần số trung bình nhân
Centre frequency
65 Sóng chạy
Progressive wave
66 Sóng điều hòa
Harmonic wave
67 Bước sóng điều hòa
Wavelength
68 Sô sóng
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
69 Mặt sóng điều hòa
Wave front
70 Vận tốc sóng điều hòa
Wave velocity
71 Sóng phẳng
Plane wave
72 Sóng trụ
Cylindrical wave
73 Sóng cầu
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
74 Sóng dọc
Longitudinal
75 Sóng ngang
Transverse wave
76 Sóng đứng
Standing wave
77 Nút dao động
Node
78 Bụng dao động
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
79 Dạng dao động
Mode off vibration
80 Dao động xác định
Deterministic vibration
81 Dao động ngẫu nhiên
Random vibration
82 Dao động ngẫu nhiên dải hẹp
Narrow-band random vibration
83 Dao động ngẫu nhiên dải rộng
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
84 Lực (mômen) kích thích
Exciting force
85 Kích thích xung dạng lực
Force excitation
86 Kích thích rung dạng động cơ
Kinematics excitation
87 Kích thích rung dạng thông số
Parametric excitation
88 Tự kích thích dao động
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
89 Tự kích thích nhẹ dao động
Soft - self - excitation
90 Tự kích thích mạnh dao động
Hard - self - excitation
91 Cảm rung
Damping
92 Cảm rung tuyến kích thích
Linear damping
93 Lực (mômen) phục hồi
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
94 Đặc trưng của lực (mômen) phục hồi
Restoring force (torque)
95 Hệ số độ cứng
Stiffness
96 Đặc trưng tuyến tính của lực (mômen) phục hồi
Linear characteristic of restoring force (torque)
97 Đặc trưng cứng của lực (mômen) phục hồi
Hardening characteristic off restoring force (torque)
98 Đặc trưng mềm của lực (mômen) phục hồi
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
99 Hệ số độ mềm
Compliance
100 Lực (mômen) tiêu tán
Dissipative force (torque)
101 Đặc trưng của lực (mômen) tiêu tán
Dissipative force (torque)
102 Hệ số cản
Linear viscous damping
103 Hệ số cản rung
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
104 Hệ số cản rung tới hạn
Critical vibration damping coefficient
105 Hệ số cản rung tương đối
Damping ratio
106 Hệ số phẩm chất
Q. Factor
107 Lượng suy giảm Lôgarit của dao động
Logarithmic decrement
108 Hệ số hấp thụ
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
109 Dao động tự do
Free vibration
110 Dao động cưỡng bức
Forced vibration
111 Dao động thông số
Parametric vibration
112 Tự dao động
Self excited vibration
113 Dao động ổn định
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
114 Dao động chuyển tiếp
Transitional oscillation
115 Hệ dao động
Oscillatory system
116 Tần số riêng của dao động
Natural frequency
117 Phổ tần số riêng
Natural frequency spectrum
118 Dạng dao động riêng
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
119 Tính đẳng thời của dao động
Oscillation isochronisms
120 Độ cứng phức
Complex stiffness
121 Độ mềm phức
Complex compliance
122 Trở kháng cơ học
Mechanical impedance
123 Đặc trưng biên độ - tần số
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
124 Đặc trưng pha - tần số
Phase - frequency characteristic
125 Đặc trưng biên độ - pha tần số
Amplitude - phase characteristic
126 Dao động cộng hưởng
Resonance
127 Dao động phản cộng hưởng
Antiresonance
128 Tần số cộng hưởng của dao động
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
129 Dao động trước cộng hưởng
Subresonance oscillation
130 Dao động sau cộng hưởng
Supperesonance oscillation
131 Dao động thử điều hòa
Sub harmonic oscillation
132 Dao động siêu điều hòa
Super harmonic oscillation
133 Hệ số khuyếch đại động lực học
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
134 Dao động liên kết
Coupled oscillation
135 Dao động không liên kết
Uncoupled oscillation
136 Tọa độ chuẩn
Normal co - ordinates
137 Chống rung chủ động
Active vibration protection
138 Chống rung bị động
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
139 Cách rung
Vibration isolator
140 Tắt rung động lực học
Dynamic absorbing vibration
141 Bộ cách rung
Vibration isolator
142 Bộ cách rung tần số đều
Monotonous frequency Vibration isolator
143 Cách rung nhiều tầng
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
144 Bộ cảm rung
Damper
145 Bộ cản rung tuyến tính
Linear damper
146 Bộ tắt rung động lực học
Dynamic vibration absorber
147 Hệ số chống rung có ích
Effectiveness factor of vibration protection
148 Hệ số truyền dẫn khi cách rung
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4290:1986 về Rung - Thuật ngữ và định nghĩa
Số hiệu: | TCVN4290:1986 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/1986 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4290:1986 về Rung - Thuật ngữ và định nghĩa
Chưa có Video