Giai đoạn lập |
Nội dung kiểm tra |
1. Dự án kỹ thuật |
Việc chọn phương án giải pháp kết cấu thích hợp với yêu cầu công nghệ. |
2. Thiết kế sơ bộ |
a) Việc chọn sơ đồ nguyên lý kết cấu đảm bảo đơn giản hóa sự phối hợp sản phẩm và tính công nghệ; b) tính hợp lý của giải pháp kết cấu trên quan điểm đơn giản hóa công việc chế tạo; c) Việc bảo đảm tính kế thừa của kết cấu; d) Việc chia sản phẩm thành những phần cấu thành để thuận tiện cho việc bảo dưỡng, lắp đặt và hiệu chỉnh; đ) Sự sắp xếp danh mục các mác cơ bản của vật liệu theo trình tự quy định trong TCVN 3826-83 e) Khả năng áp dụng các phương pháp gia công hợp lý đối với các chi tiết phức tạp nhất. |
3. Thiết kế kỹ thuật |
a) Khả năng tiến hành một cách độc lập và song song việc lắp, kiểm tra sản phẩm và những phần cấu thành cơ bản; b) Tính thuận tiện của vị trí lắp ráp; c) Khả năng loại trừ hoặc sử dụng ở mức ít nhất việc gia công cơ khí khi lắp ráp; d) Khả năng đảm bảo lắp lẫn cần thiết đối với các đơn vị lắp, chi tiết; đ) Việc lựa chọn các phần tử kết cấu của các đơn vị lắp (các phần cấu thành cơ bản) trên quan điểm tính công nghệ; e) Sử dụng tối ưu danh mục thông số được kiểm tra cũng như các phương pháp và phương tiện kiểm tra; g) Khả năng áp dụng các phương pháp kiểm tra đã được tiêu chuẩn hóa. |
4. Tài liệu chế tạo |
a) những điều ghi ở mục 3 của bảng này; b) tính công nghệ của các đơn vị lắp; c) tính công nghệ lắp ráp của sản phẩm; cũng như của các phần cấu thành (trong đó kể cả kết cấu hàn); d) tính công nghệ của các chi tiết gia công cơ khí, đúc, dập nóng, dập nguội, gia công nhiệt; đ) Khả năng phân chia đơn vị lắp thành các phần cấu thành để việc lắp ráp được tiến hành một cách hợp lý; e) các chuẩn lắp ráp; g) tính thuận tiện của việc lắp và tháo; h) khả năng giảm bớt số lượng và khối lượng các nguyên công sửa lắp. |
Chú thích: Khi không có giai đoạn thiết kế sơ bộ thì thiết kế kỹ thuật có thể được kiểm tra theo tất cả các mục đã liệt kê cho thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật.
3.2. Kiểm tra công nghệ được tiến hành theo 2 bước:
bước một: kiểm tra bản gốc các tài liệu bằng chữ và bản vẽ.
bước hai: kiểm tra bản chính các tài liệu bằng chữ và bản vẽ.
Các tài liệu đưa qua kiểm tra công nghệ phải có đủ chữ ký của những người lập tài liệu ở trong khung tên.
3.3. Các tài liệu thiết kế sản phẩm đưa kiểm tra công nghệ phải trọn bộ theo từng giai đoạn lập như đã quy định trong các tiêu chuẩn tương ứng.
Đối với tài liệu chế tạo, phải đưa trọn bộ theo từng đơn vị lắp (bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bảng kê, sơ đồ...)
3.4. Quy định người kiểm tra công nghệ ký vào tài liệu thiết kế (ô kiểm tra công nghệ trong khung tên) như sau:
Nếu tài liệu do một người kiểm tra thì người đó ký vào chỗ quy định trong khung tên;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.5. Nếu chưa được sự đồng ý của người kiểm tra thì không được sửa và thay đổi các bản gốc và bản chính của tài liệu đã được người kiểm tra ký.
4. QUYỀN HẠN CỦA NGƯỜI KIỂM TRA CÔNG NGHỆ TÀI LIỆU THIẾT KẾ
4.1. Khi kiểm tra công nghệ tài liệu phải tuân theo các tiêu chuẩn tương ứng của hệ thống tài liệu công nghệ và chuẩn bị sản xuất, tài liệu hướng dẫn hiện hành và tài liệu khác.
4.2. Trong tài liệu thiết kế những hiểu biết về việc tuân thủ các chỉ tiêu và các yêu cầu của hệ thống thống nhất tài liệu công nghệ và chuẩn bị sản xuất được hệ thống hóa và đưa vào trong các phần thiết kế.
4.3. Người kiểm tra công nghệ có quyền không kiểm tra tài liệu thiết kế trong các trường hợp sau:
Tài liệu không có tính trọn bộ;
Thiếu những chữ ký cần thiết;
Tài liệu lập cẩu thả.
Khi tiến hành kiểm tra công nghệ, trong trường hợp cần thiết có thể đòi hỏi người thiết kế cung cấp các tài liệu khác có liên quan đến các vấn đề nảy sinh ra kh kiểm tra.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.5. Qua kiểm tra công nghệ có những đề nghị liên quan đến các phương diện khác nhau của kết cấu hay nâng cao các chỉ tiêu công nghệ thì có thể đưa vào tài liệu thiết kế khi người lập tài liệu chấp thuận. Nếu có sự không nhất trí thì phải giải quyết theo ý kiến của Phó giám đốc kỹ thuật của cơ quan lập tài liệu.
5. GHI NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ CỦA NGƯỜI KIỂM TRA CÔNG NGHỆ
5.1. Người kiểm tra công nghệ phải dùng bút chì đánh dấu quy ước các phần tử phải sửa đổi. Những chỗ đánh dấu được giữ cho đến khi ký vào bản gốc. Kết quả kiểm tra công nghệ được ghi vào phiếu kiểm tra.
5.2. Tất cả những nhận xét và đề nghị của kiểm tra công nghệ được dùng làm cơ sở đánh giá tính công nghệ của sản phẩm thiết kế.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3919:1984 về Tài liệu thiết kế - Kiểm tra công nghệ tài liệu thiết kế
Số hiệu: | TCVN3919:1984 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/1984 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3919:1984 về Tài liệu thiết kế - Kiểm tra công nghệ tài liệu thiết kế
Chưa có Video