Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

Thuật ngữ

Định nghĩa

Tiếng Anh

1

2

3

1. Ăn mòn kim loại

Sự phá hủy kim loại do tác dụng hóa học hay điện hóa học

Corrosion of metals

2. Môi trường ăn mòn

Môi trường trong đó xảy ra sự ăn mòn kim loại

Corrodent

3. Tổn thất do ăn mòn

Khối lượng kim loại biến thành sản phẩm ăn mòn sau một thời gian nhất định

Corrosion loss

4. Tốc độ ăn mòn

Tổn thất do ăn mòn của một đơn vị bề mặt kim loại trong một đơn vị thời gian

Corrosion rate

5. Tốc độ thâm nhập ăn mòn

Chiều sâu của sự phá hủy do ăn mòn sau một thời gian nhất định

Rate of corrosion penetration

6. Tính bền ăn mòn

Khả năng kim loại chống đỡ với tác dụng của môi trường

Corrosive resistance

7. Tính chịu nhiệt

Khả năng kim loại chống đỡ với tác dụng ăn mòn khi ở nhiệt độ cao

Heat resistance

8. Ổ ăn mòn

Phần bề mặt kim loại bắt đầu hoặc tập trung quá trình ăn mòn

Hot-spot of corrosion

9. Yếu tố ăn mòn bên trong

Những nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ, dạng và sự phân bố ăn mòn có liên hệ với bản chất kim loại (thành phần, cấu trúc, ứng xuất nội ...)

Internal factor of corrosion

10. Yếu tố ăn mòn bên ngoài

Những nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ, dạng và sự phân bố ăn mòn có liên hệ với thành phần môi trường ăn mòn và điều kiện ăn mòn (nhiệt độ, áp suất, tốc độ chuyển động của môi trường điện áp bên ngoài)

External factor of corrosion

11. Độ ẩm tới hạn

Giá trị của độ ẩm tương đối mà trên giá trị đó tốc độ ăn mòn khí quyển tăng lên nhanh chóng

Critieal humidity

12. Sản phẩm ăn mòn

Những hợp chất hóa học tạo thành do tác dụng của kim loại và môi trường ăn mòn.

Corrosion froduct

13. Gỉ vẩy

Sản phẩm oxyt của sự ăn mòn tạo thành ở nhiệt độ cao

Scale, oxide

14. Gỉ sắt

Sản phẩm ăn mòn của sắt và hợp kim của nó, được tạo thành khi ăn mòn điện hóa và gồm chủ yếu là oxyt.

Rust

 

CÁC LOẠI ĂN MÒN

 

15. Ăn mòn hóa học

Sự ăn mòn kim loại trong đó sự oxy hóa kim loại và sự khử cấu tử oxy hóa của môi trường ăn mòn xảy ra đồng thời trong cùng một chỗ

Chemical corrosion

16. Ăn mòn điện hóa

Sự ăn mòn kim loại trong môi trường điện ly trong đó sự ion hóa của nguyên tử kim loại và sự khử của cấu tử oxy hóa của môi trường ăn mòn tiến hành không đồng thời cùng một chỗ và tốc độ của chúng phụ thuộc vào điện thế điện lực

Electrochemical corrosion

 

CÁC DẠNG ĂN MÒN

 

17. Ăn mòn do khí

Ăn mòn hóa học của kim loại trong môi trường khí (thường ở nhiệt độ cao)

Gas phase corrosion

18. Ăn mòn, khí quyển

Ăn mòn điện hóa kim loại trong khí quyển

Atmosphere corrosion

19. Ăn mòn nhúng hoàn toàn

Ăn mòn khi kim loại bị nhúng hoàn toàn trong môi trường ăn mòn lỏng

Deep corrosion

20. Ăn mòn theo đường ngấn

Ăn mòn kim loại quanh vùng tiếp xúc ba pha rắn-lỏng-khí, khi kim loại bị nhúng không hoàn toàn vào trong môi trường lỏng

Waterline corrosion

21. Ăn mòn nhúng gián đoạn

Ăn mòn khi nhúng kim loại gián đoạn trong môi trường ăn mòn lỏng

Periodic inmersion

22. Ăn mòn dưới đất

Ăn mòn kim loại trong đất

Underground corrosion

23. Ăn mòn do dòng điện rò

Ăn mòn điện hóa của kim loại dưới tác dụng của dòng điện rò

Stray current corrosion

24. Ăn mòn vi sinh

Ăn mòn kim loại do hoạt động của vi khuẩn làm thay đổi môi trường gây nên

Bacterial corrosion

25. Ăn mòn do dòng điện ngoài

Ăn mòn điện hóa của kim loại dưới tác dụng của dòng điện từ nguồn ngoài

External current corrosion

26. Ăn mòn tiếp xúc

Ăn mòn điện hóa gây ra do sự tiếp xúc của các kim loại có điện thế ổn định khác nhau trong môi trường đã cho

Corrosion contact

27. Ăn mòn khe

Sự tăng ăn mòn trong các khe rãnh và các chỗ tiếp xúc không hoàn toàn giữa các kim loại với nhau và giữa các kim loại với các vật liệu phi kim

Crevice corrosion

28. Ăn mòn ma sát

Sự phá hủy kim loại gây ra do tác dụng đồng thời của môi trường ăn mòn và của sự ma sát

Erosion corrosion

29. Ăn mòn fretting

Ăn mòn kim loại khi di chuyển dao động hai bề mặt kim loại đối với nhau trong điều kiện có tác dụng của môi trường ăn mòn

Fretting corrosion

30. Ăn mòn toàn bề mặt

Sự ăn mòn toàn bộ bề mặt kim loại

Continious corrosion

31. Ăn mòn đều

Ăn mòn xảy ra với tốc độ như nhau trên toàn bộ bề mặt kim loại

Equal corrosion

32. Ăn mòn không đều

Ăn mòn xảy ra với những tốc độ khác nhau trên những vùng khác nhau của bề mặt kim loại

Onequal corrosion

33. Ăn mòn cục bộ

Ăn mòn xảy ra chỉ ở một vài chỗ của bề mặt kim loại

Local corrosion

34. Ăn mòn ngầm

Ăn mòn cục bộ bắt đầu từ bề mặt kim loại và phát triển chủ yếu dưới bề mặt kim loại

Subsurface corrosion

35. Ăn mòn dạng sợi

Ăn mòn phát triển dưới dạng sợi thường xảy ra dưới các lớp phủ bảo vệ phi kim loại

Thread like corrosion

36. Ăn mòn điểm

Ăn mòn cục bộ dưới dạng các điểm riêng biệt

Poin corrosion

37. Ăn mòn đốm

Ăn mòn cục bộ ở dạng vết đốm

Patchy corrosion

38. Ăn mòn lỗ

Ăn mòn cục bộ ở dạng rỗ, loét

Honey comb corrosion

39. Ăn mòn cấu trúc

Ăn mòn gây ra do sự không đồng nhất về cấu trúc của kim loại

Structural corrosion

40. Ăn mòn chọn lựa

Ăn mòn chủ yếu một thành phần cấu tạo hoặc một cấu tử nào đó của hợp kim

Selective corrosion

41. Sự graphit hóa gang

Ăn mòn chọn lựa của gang xám do sự hòa tan của ferit và peclit và làm lộ ra mạng graphit mềm mà không làm thay đổi hình dạng bên ngoài của gang

Graphilic of eastiron

42. Sự loại kẽm

Sự hòa tan chọn lọc kẽm của đồng thau làm hợp kim bị nghèo kẽm và còn lại lớp đồng xốp trên bề mặt hợp kim.

Dezincification

43. Ăn mòn tinh giới

Ăn mòn chủ yếu theo các ranh giới của tinh thể kim loại

Intercystalline corrosion

44. Ăn mòn ứng suất

Ăn mòn kim loại dưới tác dụng đồng thời của môi trường ăn mòn và ứng suất cơ học

Stress corrosion

45. Ăn mòn nứt

Sự phá hủy kim loại do tác dụng đồng thời của môi trường ăn mòn và những ứng suất kéo bên trong hoặc bên ngoài và tạo nên những đường nứt (khe nứt, vết rạn) để xuyên qua hoặc giữa các tinh thể kim loại

Fracture corrosion

46. Độ mỏi do ăn mòn

Sự giảm giới hạn mỏi do tác dụng đồng thời của môi trường ăn mòn và ứng suất kéo theo chu kỳ

Corrosion fatigue

 

ĂN MÒN ĐIỆN HÓA

 

47. Pin ăn mòn

Pin sinh ra khi kim loại tiếp xúc với dung dịch điện ly và gây ăn mòn

Corrosion cell

48. Pin ăn mòn vĩ mô

Pin ăn mòn mà điện cực của nó đủ lớn có thể nhìn thấy bằng mắt thường

Corrosion macrocell

49. Pin ăn mòn vi mô

Pin ăn mòn mà điện cực của nó chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi (tạp chất và các thành phần cấu tạo hợp kim)

Corrosion microcell

50. Pin ăn mòn á (siêu) vi mô

Pin ăn mòn mà điện cực của nó có kích thước nằm ngoài giới hạn khả năng phát hiện của kính hiển vi quang học

Corrosion submicro cell

51. Pin nhiều cực

Pin ăn mòn có trên hai điện cực

Complex galvanic cell

52. Pin ăn mòn nồng độ

Pin ăn mòn sinh ra do nồng độ khác nhau của những chất phản ứng ở bề mặt các điện cực làm bằng một loại kim loại

Concentration cell corrosion

53. Pin ăn mòn thông khí

Pin ăn mòn sinh ra do lượng oxy chuyển không đều đến bề mặt các điện cực làm bằng một loại kim loại

Corrosion differential alration cell

54. Phân cực

Sự dịch chuyển điện thế điện cực khỏi điện thế điện cực cân bằng khi có dòng điện đi qua

Polarization

55. Yếu tố khống chế

Yếu tố chính khống chế tốc độ quá trình ăn mòn

Control factor

56. Khống chế phân cực

Sự hạn chế tốc độ ăn mòn điện hóa do hiện tượng phân cực trên các điện cực

Polarization ceretrol

57. Khống chế anốt

Sự hạn chế tốc độ ăn mòn điện hóa do phản ứng anốt

Anode control

58. Khống chế catốt

Sự hạn chế tốc độ ăn mòn điện hóa do phản ứng catốt

Cathode control

59. Khống chế điện trở ôm

Sự hạn chế tốc độ ăn mòn điện hóa do điện trở ôm

Olmic control

60. Khống chế khuếch tán

Sự hạn chế tốc độ ăn mòn do khuếch tán chất phản ứng đến cực hoặc sản phẩm của phản ứng ra khỏi điện cực

Diffusion control

61. Biểu đồ phân cực ăn mòn

Biểu đồ diễn tả tốc độ phản ứng catốt và anốt của quá trình ăn mòn phụ thuộc vào điện thế

Corrosion polarization diagram

62. Dòng điện ăn mòn (dòng tự hòa tan)

Tốc độ ăn mòn điện hóa được biểu diễn bằng giá trị của dòng điện

Corrosion current

63. Dòng điện ăn mòn cực đại

Giá trị cực đại của dòng ăn mòn ứng với điểm cắt nhau của đường cong phân cực anốt và catốt trên biểu đồ phân cực

Maximum corrosion current

64. Sự giảm phân cực

Sự giảm phân cực của điện cực

Depolarization

65. Sự giảm phân cực hydro

Sự giảm phân cực catốt do phản ứng khử hydro

Hidrogen depolarization

66. Sự giảm phân cực oxy

Giảm phân cực catốt do phản ứng khử oxy (ion hóa)

Oxygen depolariztion

67. Thụ động

Sự giảm rõ rệt tốc độ ăn mòn do kìm hãm phản ứng anốt ion hóa kim loại khi tạo thành lớp "fa" hay lớp hấp thụ trên bề mặt kim loại

Passivation

68. Trạng thái thụ động

Trạng thái bền ăn mòn tương đối cao do kìm hãm phản ứng anốt ion hóa kim loại

Passivity

69. Thụ động anốt

Thụ động do phân cực anốt kim loại

Anode pessivation

70. Điện thế bắt đầu thụ động

Điện thế ứng với lúc bắt đầu chuyển kim loại từ trạng thái hòa tan anốt hoạt động sang trạng thái hoạt động-thụ động

Passivation potential

71. Điện thế thụ động hoàn toàn

Điện thế ứng với trạng thái thụ đồng hoàn toàn của kim loại

Complete passivation potential

72. Điện thế ổn định

Thế được xác lập trên kim loại khi xảy ra quá trình ăn mòn mà không có sự phân cực từ ngoài

Stationary potential

73. Điện thế hoạt động

Điện thế ứng với sự chuyển kim loại từ trạng thái thụ động sang hoạt động khi dịch chuyển điện thế về phía âm hơn

Activation potential

74. Mật độ dòng điện thụ động

Mật độ dòng điện hòa tan anốt của kim loại ở điện thế bắt đầu thụ động

Passivation curent density

75. Mật độ dòng điện thụ động hoàn toàn

Mật độ dòng điện hòa tan anốt của kim loại ở điện thế hoàn toàn thụ động

Complete passivation current density

76. Chất thụ động hóa

Chất có khả năng chuyển kim loại đến trạng thái thụ động trong những điều kiện xác định

Passivator

77. Sự hoạt hóa

Sự chuyển kim loại từ trạng thái thụ động sang trạng thái hoạt động

Activation

78. Chất hoạt hóa

Chất có khả năng chuyển kim loại từ trạng thái thụ động thành hoạt động hay ngăn cản sự thụ động

Activator

79. Sự quá thụ động

Sự tăng đột ngột tốc độ hòa tan anốt kim loại (khi chuyển điện thế về phía dương) do phá hủy trạng thái thụ động

Transpassivation

80. Điện thế quá thụ động

Điện thế ứng với sự chuyển kim loại từ trạng thái thụ động sang trạng thái hòa tan

Transpassivation potential

81. Chất ức chế ăn mòn

Chất mà một lượng nhỏ của nó trong môi trường ăn mòn sẽ làm giảm tốc độ ăn mòn

Corrosion inhibitor

82. Chất ức chế bay hơi

Chất ức chế có khả năng bốc hơi ở điều kiện thường và từ pha hơi có thể tự bám vào bề mặt kim loại

Vaporphase inhibitor volative in hibitor

83. Chất ức chế anốt

Chất ức chế có tác dụng kìm hãm phản ứng anốt của quá trình ăn mòn

Anodic inhibitor

84. Chất ức chế catốt

Chất ức chế có tác dụng kìm hãm phản ứng catốt của quá trình ăn mòn

Cathodic inhibitor

85. Chất ức chế anốt - catốt

Chất ức chế có tác dụng kìm hãm cả phản ứng anốt và catốt của quá trình ăn mòn

Anodic - cathodic inhibitor

86. Chất ức chế vạn năng

Chất ức chế ăn mòn dùng bảo vệ kim loại màu lẫn kim loại đen

Universal inhibitor

87. Chất kích thích ăn mòn

Chất làm tăng tốc độ ăn mòn rõ rệt

Corrosion stimilator

88. Đường cong phân cực

Đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của tốc độ quá trình điện cực (anốt hay catốt) vào điện thế

Polarization curve

89. Đường cong phân cực lý tưởng

Đường cong biểu diễn sự phụ thuộc tốc độ thực của quá trình điện cực (có tính tốc độ tự hòa tan) vào điện thế

Ideal polarization curve

90. Đường cong phân cực lý tưởng

Đường cong biểu diễn sự phụ thuộc tốc độ đo được của quá trình điện cực vào điện thế

Real polarization curve

 

CHỐNG ĂN MÒN

Corrosion protection

 

91. Chống ăn mòn

Bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn

Corrosion protection

92. Môi trường khi bảo vệ (khí quyển)

Môi trường khí nhân tạo giữ cho kim loại không bị ăn mòn

Protection atmosphere

93. Màng bảo vệ

Màng được tạo nên trên bề mặt kim loại làm cho quá trình ăn mòn xảy ra khó khăn

Protective film

94. Lớp phủ bảo vệ

Lớp nhân tạo được phủ lên mặt kim loại để giữ cho nó khỏi bị ăn mòn

Protective covering

95. Bảo vệ điện hóa

Giữ cho kim loại khỏi ăn mòn bằng cách phân cực điện hóa

Electrolytic protection

96. Bảo vệ catốt

Bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn bằng cách phân cực ca tốt kim loại ấy nhờ nguồn điện ngoài hoặc nối nó với kim loại khác có điện thế âm hơn

Cathodic protection

97. Vật bảo vệ (protecto)

Kim loại, dùng để bảo vệ điện hóa có điện thế âm hơn hoặc dương hơn kim loại cần bảo vệ

Protector

97A. Vật bảo vệ anốt

Kim loại có điện thế âm hơn so với kim loại cần được bảo vệ

Anodic protector

97B. Vật bảo vệ catốt

Kim loại có điện thế dương hơn kim loại bảo vệ

Cathodic protector

98. Bảo vệ anốt

Bảo vệ kim loại bằng cách phân cực anốt nhờ nguồn điện ngoài hoặc bằng cách nối nó với kim loại có điện thế dương hơn nhằm giữ kim loại cần bảo vệ luôn ở trạng thái thụ động

Anodic protection

99. Lớp bảo vệ anốt (lớp mạ anốt)

Lớp phủ bảo vệ bằng kim loại có điện thế âm hơn điện thế của kim loại cần bảo vệ trong môi trường nào đó

Anodic coating

100. Lớp bảo vệ catốt

Lớp phủ bảo vệ bằng kim loại có điện thế dương hơn điện thế của kim loại cần bảo vệ trong môi trường nào đó

Cathodic coating

101. Lớp cách phi kim loại

Lớp phủ bảo vệ phi kim loại giữ cho kim loại cách ly cơ học với tác dụng của môi trường ăn mòn

Nonmetallic coating

102. Lớp lót

Lớp tiếp giáp với kim loại giúp cho lớp bảo vệ gắn chắc với kim loại và tăng thêm tính bảo vệ

Prime (first coating)

103. Lớp ngoài

Lớp ngoài cùng tiếp giáp với môi trường ăn mòn của lớp phủ bảo vệ có nhiều lớp

External layer of coating

104. Lớp mạ điện

Lớp kim loại được tạo nên trên mặt kim loại bằng phương pháp điện phân

Coating

105. Lớp mạ phun

Lớp phủ được tạo nên bằng cách phun kim loại nóng chảy lên bề mặt kim loại cần bảo vệ

Mellozing coat

106. Lớp ép nóng

Lớp bảo vệ được tạo ra trên bề mặt kim loại bằng cách gia công cơ nhiệt

Cladding coat

107. Lớp mạ nhúng

Lớp kim loại bảo vệ được tạo nên bằng cách nhúng kim loại vào kim loại vào kim loại bảo vệ nóng chảy

Hot dip coating

108. Lớp khuếch tán

Lớp phủ được tạo nên do các nguyên tử của chất bảo vệ khuếch tán vào kim loại cần bảo vệ

Diffusion coating

109. Lớp mạ ngưng tụ (chân không)

Lớp mạ được tạo nên bằng cách cho bay hơi hoặc chưng bốc chất bảo vệ trong chân không rồi ngưng tụ nó lên mặt kim loại cần bảo vệ.

Vacuum coating

110. Lớp mạ tiếp xúc

Lớp phủ kim loại được tạo nên bằng cách khử các ion kim loại ấy mà không dùng đến nguồn điện ngoài

Contact coating

111. Màng oxy hóa điện hóa

Màng oxyt được tạo nên bằng cách oxy hóa điện hóa kim loại trong chất điện ly

Andized coating

112. Lớp phủ hóa học

Lớp bảo vệ bằng các chất vô cơ được tạo nên bằng cách cho kim loại tác dụng với các hóa chất tương ứng mà không dùng đến dòng điện ngoài

Chemical coating

113. Lớp sơn

Lớp phủ bảo vệ bằng các loại sơn

Paint

114. Lớp bảo vệ đầy

Lớp vảo vệ có lỗ xốp được lấp đầy bằng các chất vô cơ hoặc hữu cơ để tăng thêm tính bảo vệ

Impreguated protective coating

115. Lớp men

Lớp phủ thu được trên bề mặt kim loại bằng cách làm nóng chảy bột phi kim (chủ yếu là các vật liệu silicat)

Enamel coating

116. Bảo vệ tạm thời

Bảo vệ khỏi ăn mòn trong khi vận chuyển, bảo quản, chờ đợi sản xuất bằng các phương tiện để trừ bỏ (bôi dầu mỡ, giấy làm chậm, màng mỏng bảo vệ...)

Temporary protection

117. Lớp bôi bảo vệ

Lớp lâu khô được phủ lên kim loại để bảo vệ tạm thời không bị rỉ (như khi vận chuyển, bảo quản các sản phẩm kim loại)

Protective lubricant

 

THỬ NGHIỆM ĂN MÒN

 

118. Thử nghiệm tự nhiên

Thử nghiệm trong điều kiện tự nhiên, trong khí quyển, trong nước biển, trong đất...

Natural condition corrosion test

119. Thử nghiệm sử dụng

Những thử nghiệm về ăn mòn kim loại, vật phẩm kim loại, phương tiện bảo vệ... trong điều kiện làm việc

Service test

120. Thử nghiệm nhân tạo

Những thí nghiệm ăn mòn tiến hành trong điều kiện nhân tạo

Laboratory test

121. Thử nghiệm gia tốc

Những thí nghiệm ăn mòn trong điều kiện gắn với điều kiện sử dụng nhưng cho kết quả trong thời gian ngắn hơn

Accelerated corrosion test

122. Chỉ số hydro của sự ăn mòn

Thể tích hydro thoát ra trong quá trình ăn mòn trên một đơn vị bề mặt kim loại trong đơn vị thời gian

Hydrogen value of corrosion

123. Chỉ số oxy của sự ăn mòn

Thể tích oxy bị tiêu thụ trong quá trình ăn mòn trên đơn vị bề mặt và đơn vị thời gian

Oxygen value of corrosion

124. Thang bền ăn mòn

Thang đánh giá, định lượng và định tính độ bền với ăn mòn của kim loại và phương tiện bảo vệ trong điều kiện nhất định

Corrosion resistance scale

125. Cấp ăn mòn

Đơn vị của thang bền ăn mòn

Degree of corrosion

Chú thích: Danh từ kim loại ở đây bao gồm kim loại và hợp kim.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2223:1977 về Ăn mòn kim loại - Thuật ngữ và định nghĩa do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

Số hiệu: TCVN2223:1977
Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
Người ký: ***
Ngày ban hành: 30/12/1977
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2223:1977 về Ăn mòn kim loại - Thuật ngữ và định nghĩa do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [8]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…