Wood preservatives - Determination of the protective effectiveness against Lyctus brunneus (Stephens) - Laboratory method
Lời nói đầu
TCVN 14126: 2024 do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CHẾ PHẨM BẢO QUẢN GỖ - XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC PHÒNG CHỐNG MỌT CÁM NÂU LYCTUS BRUNEUS (STEPHENS) HẠI GỖ - PHƯƠNG PHÁP TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Wood preservatives - Determination of the protective effectiveness against Lyctus brunneus (Stephens) - Laboratory method
...
...
...
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hiệu lực hoặc độ độc của chế phẩm bảo quản phòng chống Mọt cám nâu Lyctus brunneus (Stephens) khi bảo quản gỗ theo phương pháp tẩm bề mặt và phương pháp tẩm sâu.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho:
- Các hóa chất không tan trong nước, được dùng làm hoạt chất chống côn trùng.
- Các công thức hữu cơ, được cung cấp hoặc được pha loãng từ dung dịch đậm đặc trong phòng thí nghiệm.
- Các công thức hữu cơ có thể tan trong nước, được cung cấp hoặc được pha loãng từ dung dịch đậm đặc trong phòng thí nghiệm.
- Các chất tan trong nước, ví dụ các muối vô cơ.
CHÚ THÍCH: Phương pháp này có thể được sử dụng kết hợp với quy trình lão hóa mẫu mà không loại bỏ các chất dinh dưỡng đã được bổ sung vào mẫu.
Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
...
...
...
TCVN 7150:2007 (ISO 835:2007), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Pipet chia độ.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Mẫu đại diện (Representative sample)
Mẫu có các đặc tính vật lý và/ hoặc hóa học tương đồng với đặc tính trung bình của lô mẫu.
3.2
Đơn vị cung cấp (Supplier)
Đơn vị cung cấp chế phẩm bảo quản thử nghiệm.
...
...
...
Tùy thuộc vào yêu cầu thử nghiệm để thực hiện:
Tẩm dung dịch dinh dưỡng cho một bộ mẫu thử từ loại gỗ có độ bền tự nhiên kém với Mọt cám nâu Lyctus brunneus sau đó tẩm bề mặt bằng chế phẩm bảo quản; hoặc
Nếu cần xác định độ độc của chế phẩm, một số bộ mẫu thử từ loại gỗ có độ bền tự nhiên kém với Mọt cám nâu Lyctus brunneus được tẩm với dung dịch dinh dưỡng và sau đó được xử lý theo phương pháp tẩm bề mặt hoặc tẩm sâu bằng các dung dịch chế phẩm bảo quản ở các nồng độ khác nhau trong khoảng cần khảo sát.
Các mẫu tẩm được tiếp xúc với Mọt cám nâu Lyctus brunneus trưởng thành, kết quả mẫu thử được so sánh với kết quả mẫu gỗ đối chứng không tẩm. Nếu dung dịch chế phẩm bảo quản đã được chuẩn bị trong phòng thí nghiệm bằng cách pha loãng từ dung dịch đậm đặc hoặc bằng cách hòa tan một chất rắn, kết quả thử nghiệm cũng được so sánh với kết quả mẫu đối chứng được xử lý bằng dung môi hoặc chất dùng để pha loãng.
5.1 Vật liệu sinh học
Mọt cám nâu Lyctus brunneus được lấy từ môi trường gây nuôi không quá 48 h trước khi thử nghiệm đã được nuôi ít nhất hai thế hệ trên gỗ Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre).
CHÚ THÍCH: Việc nuôi Mọt cám nâu cần quan tâm để thu được thường xuyên các cá thể mọt trưởng thành chưa đẻ trứng. Kỹ thuật nuôi mọt phù hợp, đúc kết từ kinh nghiệm, được miêu tả trong phụ lục B.
5.2 Vật liệu khác và dụng cụ, thiết bị
...
...
...
CHÚ THÍCH: Sáp parafin có nhiệt độ đóng rắn trong khoảng 52 °C - 54 °C là phù hợp.
5.2.2 Gelatin, để phủ kín các mặt đầu mẫu thử trước khi tẩm vào dung dịch bảo quản sử dụng dung môi hữu cơ.
5.2.3 Hồ dán, để bảo vệ giấy lọc. Hồ dán không chứa tinh bột, không độc với mọt và không tan trong các sản phẩm dùng trong thử nghiệm.
CHÚ THÍCH: Natri Caboxymetylxenlulozo, dùng trong chế biến thực phẩm, được xác định là phù hợp.
5.2.4 Nước, đạt loại 3 theo TCVN 4851 (ISO 3696).
5.2.5 Dung môi hoặc chất pha loãng, loại chất lỏng dễ bay hơi, dùng hòa tan hoặc pha loãng các chế phẩm bảo quản nhưng không tồn dư lại trong gỗ sau quá trình tẩm và không có độc tính với mọt.
CẢNH BÁO: Không sử dụng Benzen hoặc các dung môi có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
5.2.6 Peptone, sản phẩm thu được từ quá trình thủy phân thịt bằng enzym.
5.2.7 D(+) Glucose
...
...
...
5.2.9 Vài cốt-tông, mịn với kích thước lỗ màng nhỏ hơn 0,3 mm.
5.3 Thiết bị, dụng cụ
5.3.1 Phòng nuôi mọt, được lưu thông không khí, được điều chỉnh nhiệt độ ở (28 ± 2) °C và độ ẩm tương đối (75 ± 5) %.
5.3.2 Tủ khí hậu, dùng để ổn định mẫu. Tủ được lưu thông không khí tốt, được điều chỉnh nhiệt độ ở (26 ± 2) °C và độ ẩm tương đối (65 ± 5) %.
CHÚ THÍCH: Việc ổn định mẫu phải được thực hiện trong khu vực thao tác thí nghiệm (xem 5.3.4) nơi có các điều kiện đặc thù cho tủ khí hậu (xem 5.3.2).
5.3.3 Tủ sấy mẫu, duy trì ở (30 ± 2) °C.
5.3.4 Khu vực làm việc trong phòng thí nghiệm, được thông gió tốt, là nơi tiến hành tẩm các mẫu thử nghiệm được diễn ra.
CẢNH BÁO: Yêu cầu phải tuân thủ theo quy trình an toàn khi thao tác với các vật liệu dễ cháy và độc hại. Nhân viên vận hành tránh tiếp xúc quá mức với các dung môi hoặc hơi của chúng.
5.3.5 Tủ thử nghiệm, có các yêu cầu giống với yêu cầu cho phòng nuôi mọt (5.3.1).
...
...
...
5.3.7 Bình tẩm chân không, được làm kín bằng các van.
5.3.8 Bơm chân không, được lắp đồng hồ đo áp suất và có thể duy trì tại áp suất 700 Pa[1].
5.3.9 Vật chèn mẫu, để giữ cho các mẫu thử ổn định không nổi khi tẩm.
5.3.10 Các loại pi-pét, loại đặc thù theo TCVN 7150:2007, nhóm B: pi-pét không cần thời gian đợi. Thể tích 1 ml với độ chính xác ± 0,01 ml.
5.3.11 Thiết bị an toàn và quần áo bảo hộ, thích hợp với sản phẩm và dung môi thử nghiệm, để đảm bảo an toàn cho người vận hành.
5.3.12 Bình thử nghiệm, thích hợp để giữ mẫu và làm từ vật liệu bền với các dung môi được sử dụng
CHÚ THÍCH: Các loại bình có đường kính xấp xỉ 60 mm và cao 100 mm được xác định là thích hợp.
5.3.13 Bình làm khô, có thể giữ các tập hợp 5 mẫu thử nghiệm (7.4), có nắp đậy kín và có hệ thống hỗ trợ đảm bảo sự tiếp xúc tối thiểu với các mẫu tẩm đặt bên trong. Bình làm khô và hệ thống hỗ trợ được làm từ vật liệu không phản ứng với chế phẩm bảo quản trong quá trình thử nghiệm, ví dụ: thủy tinh.
5.3.14 Thiết bị phòng thí nghiệm thông dụng, cân để xác định khối lượng với độ chính xác 0,01 g.
...
...
...
- Điện áp: 10 kV tới 50 kV.
- Cường độ dòng điện: ≤ 15 mA.
Mẫu chế phẩm bảo quản phải đại diện cho sản phẩm cần thử nghiệm. Các mẫu thử cần được bảo quản và thao tác theo các yêu cầu bằng văn bản từ nhà cung cấp.
Lấy mẫu chế phẩm bảo quản từ nguồn cung cấp rất lớn, sử dụng quy trình được quy định trong EN 212.
7.1 Loại gỗ
Gỗ của một trong hai loại sau:
Trám trắng (Canarium album Reausch);
...
...
...
7.2 Chất lượng gỗ
Sử dụng phần gỗ dác không bị khuyết tật, không có mắt, thẳng thớ.
7.3 Gia công mẫu thử
Loại bỏ phần vỏ khỏi các khúc gỗ còn tươi và cắt chúng thành các thớt có độ dài phù hợp (để có thể gia công tiếp tạo các thanh có kích thước mặt cắt ngang 25 mm x 15 mm). Ngay sau đó, đặt các thớt gỗ vào tủ sấy (5.3.3) đảm bảo lưu thông khí. Giữ các thớt gỗ trong tủ sấy cho đến khi độ ẩm giảm tới 15% (theo khối lượng).
CHÚ THÍCH: Các ẩm kế có 2 kim chân dẫn điện thích hợp cho việc xác định độ ẩm.
Cắt phần gỗ dác của các thớt gỗ thành các thanh nhẵn kích thước mặt cắt ngang 25 mm x 15 mm, bề mặt rộng dọc thớ theo hướng tiếp tuyến. Sau đó cắt ngắn thanh phẳng tạo mẫu thử.Từng mẫu cho thử nghiệm được cắt gọn và có các cạnh rõ ràng.
Các mẫu thử cần được lấy từ ít nhất 2 cây, hoặc các thanh gỗ dác cần phải lấy từ 2 vị trí đối xứng theo đường kính từ cùng một khúc gỗ tròn. Các mẫu từ 2 lô này sẽ được trộn lẫn với nhau và các mẫu dùng để thử nghiệm được lấy ngẫu nhiên từ lô mẫu được trộn này.
7.4 Kích thước của mẫu thử
Kích thước các mẫu thử nghiệm sau 1 tuần đặt trong tủ khí hậu (5.3.2) phải đạt (50 ± 0,5) mm x (25 ± 0,5) mm x (15 ± 0,5) mm.
...
...
...
a, Đánh số mỗi mẫu để nhận diện mẫu trong suốt quá trình thí nghiệm.
b, Mẫu đối chứng: 5 mẫu đối chứng không tẩm (xem 7.4)
c, Nếu sử dụng một dung môi và chất pha loãng (gồm nước) cần dùng: 5 mẫu đối chứng được tẩm với dung môi hoặc chất pha loãng (5.2.4 và 5.2.5).
8.1 Tẩm mẫu thử nghiệm với dung dịch dinh dưỡng
8.1.1 Thành phần của dung dịch dinh dưỡng
Hòa tan 2 g peptone (5.2.6) và 10 g glucose (5.2.7) trong 100 ml nước (5.2.4).
8.1.2 Phương pháp tẩm dung dịch dinh dưỡng
Cân từng mẫu thử và đặt chúng vào bình tẩm. Giữ các mẫu tẩm bằng vật chèn mẫu (5.3.9) để không cho chúng nổi trong quá trình tẩm. Đặt bình tẩm vào bình tẩm chân không (5.3.7) giảm áp suất bằng bơm chân không (5.3.8) tới 700 Pa. Giữ các mẫu ở áp suất này trong 15 min. Đưa dung dịch dinh dưỡng (8.1.1) vào bình tẩm sao cho ngập toàn bộ mẫu. Đưa các mẫu trở lại áp suất thường, thêm dung dịch nếu cần để giữ các mẫu luôn chìm trong dung dịch.
...
...
...
Xác định lượng dung dịch dinh dưỡng thấm vào từng mẫu.
Chỉ giữ những mẫu có lượng thấm dung dịch dinh dưỡng trong khoảng từ 300 kg/m3 đến 600 kg/m3 để đưa vào thử nghiệm.
8.1.3 Sấy mẫu thử
Sấy các mẫu thử trong tủ sấy (5.3.3) ở (30 ± 2) °C trong 1 tuần.
8.2 Ổn định mẫu thử
Chuyển các mẫu thử đã sấy vào tủ khí hậu (5.3.2) và giữ ổn định mẫu trong 1 tuần.
8.3 Chuẩn bị các mẫu thử
8.3.1 Phủ kín các mặt cắt ngang cho mẫu thử được xử lý tẩm bề mặt
Phủ kín 2 đầu mẫu thử như sau:
...
...
...
8.3.1.2 Thử nghiệm với dung môi hữu cơ, dùng gelatin (5.2.2) vì dung môi hữu cơ hòa tan sáp parafin. sử dụng dung dịch 200 g/l ở 40 °C cho lớp phủ đầu tiên và sau khoảng thời gian tối thiểu là 8 h sấy, sử dụng dung dịch 300 g/l ở 50 °C cho các lớp phủ tiếp theo, ổn định các mẫu đã phủ kín đầu trong tủ khí hậu (5.3.2) ít nhất một ngày.
8.3.2 Tẩm mẫu thử
8.3.2.1 Chuẩn bị dung dịch tẩm
8.3.2.1.1 Chế phẩm bảo quản dạng rắn
- Chế phẩm tan trong nước
Hòa tan chế phẩm trong nước (5.2.4) đến nồng độ cần thiết.
- Chế phẩm tan trong dung môi hữu cơ
Hòa tan chế phẩm trong dung môi phù hợp (5.2.5) đến nồng độ cần thiết.
8.3.2.1.2 Chế phẩm bảo quản dạng lỏng
...
...
...
8.3.2.1.3 Giá trị độ độc
Khi cần xác định một giá trị độ độc, cần chuẩn bị nhiều loại dung dịch với mỗi loại có năm cấp nồng độ.
Cũng phải sử dụng dung môi hoặc chất pha loãng đối chứng, tức là tẩm ở nồng độ bằng 0. Nếu các giá trị độ độc không đoán trước được, các nồng độ sẽ được chọn ở khoảng bước tiến chênh lệch rộng, và thu hẹp hơn ở các phép thử tiếp theo.
Tất cả các dung dịch tẩm phải được chuẩn bị mới.
8.3.2.2 Xử lý mẫu theo phương pháp tẩm bề mặt
Xác định diện tích thực của từng bề mặt mẫu không bị bịt kín, cần xem xét loại bỏ phần lan rộng của vật liệu để bịt mẫu.
CHÚ THÍCH 1: Diện tích cần phải tẩm lần lượt là 12.5 cm2 với các mặt rộng hơn và 7.5 cm2 cho các mặt nhỏ hơn
Xác định thể tích hoặc khối lượng của dung dịch tẩm (8.3.2.1) cần được thấm vào từng bề mặt chưa bịt để phù hợp mức áp dụng do đơn vị cung cấp quy định.
CHÚ THÍCH 2: Lượng dung dịch tẩm cần sử dụng phải thực tế theo hiện trường áp dụng và theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thông thường lượng không vượt quá 100 g/m2.
...
...
...
CHÚ THÍCH 3: Nếu lượng dung dịch yêu cầu không thể thấm hết trong một lần tẩm, dung dịch còn lại có thể được dùng trong các lần tẩm tiếp theo với khoảng thời gian thích hợp sao cho không có sự đóng rắn gây cản trở sự thấm sâu của dung dịch tẩm.
Từ lượng dung dịch tẩm thấm qua các bề mặt không được bịt kín của các mẫu tẩm, xác định và biểu thị lượng thấm chế phẩm theo g/m2 hoặc ml/m2 diện tích mẫu thử.
Tẩm các mẫu đối chứng ở cùng một chế độ tẩm với dung môi hoặc chất pha loãng (5.2.4 hoặc 5.2.5) nếu dung môi hoặc chất pha loãng được dùng để chuẩn bị dung dịch tẩm.
8.3.2.3 Xử lý mẫu theo phương pháp tẩm sâu
Thực hiện tẩm mẫu theo thứ tự tăng dần nồng độ, bắt đầu bằng dung môi (nồng độ = 0)
Các bước tẩm mẫu được thực hiện để đảm bảo dung dịch tẩm thấm hoàn toàn vào mẫu thử.
Với mỗi cấp nồng độ, cân từng mẫu với độ chính xác 0,05 g, sau đó đưa các mẫu thử vào trong bình tẩm (5 3.6) sao cho diện tích bề mặt tiếp xúc nhiều nhất có thể. Đặt vật chèn lên trên để đảm bảo mẫu không bị nổi sau khi dung dịch tẩm được đưa vào.
Đặt từng bình tẩm vào bình tẩm chân không (5.3.7) kết nối bơm chân không và giảm áp suất tới 700 Pa, duy trì chân không trong 15 min. Phải đảm bảo an toàn cho bình tẩm chân không. Sau thời gian này, khóa van bơm chân không (5.3.8) và mở van còn lại để dung dịch tẩm được dẫn vào bình tẩm. Giữ các mẫu thử được ngập hoàn toàn trong dung dịch tẩm trong suốt thời gian tẩm mẫu.
Để không khí tràn vào bình tẩm chân không đến khi áp suất cân bằng trở lại, đưa bình tẩm với các mẫu thử nghiệm đang ngập trong dung dịch tẩm ra khỏi bình tẩm chân không, tiếp tục gửi trong 2 h, bổ sung dung dịch tẩm để đảm bảo các mẫu thử luôn chìm trong dung dịch.
...
...
...
Trong trường hợp chế phẩm bảo quản đang được nghiên cứu như các hoạt chất, tính toán khối lượng hoạt chất thấm vào gỗ dựa trên khối lượng dung dịch tẩm thấm vào và nồng độ của dung dịch.
Trong trường hợp các chế phẩm hữu cơ, lượng thấm của chế phẩm được biểu diễn dựa trên khối lượng tương ứng được giữ lại trong mẫu sau tẩm; nhưng khi một chế phẩm đậm đặc được cung cấp, lượng thấm chế phẩm được biểu diễn theo dạng dung dịch đã chuẩn bị cho việc sử dụng như chỉ dẫn bởi nhà cung cấp.
Với mỗi mẫu thử nghiệm, tính toán lượng chế phẩm thấm vào trên một đơn vị thể tích (kg/m3).
Tính toán lượng chế phẩm thấm vào trên một đơn vị thể tích (kg/m3) cho một nhóm 5 mẫu.
8.4 Sấy khô và ổn định mẫu tẩm
8.4.1 Sấy khô và ổn định mẫu thử sau tẩm bề mặt
Loại bỏ các mẫu khỏi thử nghiệm nếu phần bịt kín đầu mẫu bị phá hủy trước hoặc sau tẩm.
Sau quá trình tẩm, ổn định mẫu 4 tuần trong tủ khí hậu (5.3.2). Đặt các mẫu thử trên các que thủy tinh ở phần mặt có diện tích bé hơn sao cho các mẫu không được chạm vào nhau. Đảo ngược mẫu 1 lần trong 1 tuần.
Bất cứ quy trình lão hóa nào được thực hiện trên các mẫu thử sẽ được làm sau khi kết thúc quá trình ổn định.
...
...
...
Trước khi cho mẫu thử tiếp xúc với mọt, ổn định mẫu thử 1 tuần trong tủ thử nghiệm (5.3.5).
8.4.2 Sấy khô và ổn định mẫu thử sau tẩm sâu
Đặt các mẫu thử trên các que thủy tinh ở phần mặt có diện tích bé hơn sao cho các mẫu không được chạm vào nhau trong bình làm khô (5.3.13). Đậy nắp bình làm khô và đặt bình này vào tủ khí hậu (5.3.2). Đảo mẫu 2 lần mỗi tuần trong quá trình làm khô sau đó.
Trong tuần đầu tiên, giữ nắp đậy bình làm khô. Trong tuần thứ 2, mở nắp đậy từng phần mỗi ngày để cho các mẫu được khô từ từ. Từ đầu tuần thứ 3, bỏ hoàn toàn nắp đậy. Ngoại trừ các sản phẩm khô chậm, quá trình sấy khô sẽ kết thúc hoàn toàn sau 4 tuần.
CHÚ THÍCH: Sấy khô và ổn định mẫu thử phụ thuộc vào bản chất của sản phẩm trong phép thử và dung môi hay chất pha loãng được sử dụng. Với các sản phẩm sấy khô chậm, có thể cần thiết phải kéo dài quá trình ổn định mẫu.
Trong trường hợp các sản phẩm cần sấy chậm, thời gian ổn định mẫu kéo dài và cần phải ghi trong báo cáo thử nghiệm.
Bất cứ quy trình lão hóa nào thực hiện trên các mẫu thử sẽ được tiến hành sau khi đã kết thúc quá trình ổn định.
Trước khi cho mẫu thử tiếp xúc với mọt, ổn định mẫu thử 1 tuần trong tủ thử nghiệm (5.3.5).
8.5 Đặt mẫu thử tiếp xúc với mọt
...
...
...
Đưa các mẫu thử đến môi trường đang có mọt hại gỗ theo các bước sau:
Với mỗi mẫu thử:
- Gắn giấy lọc bằng hồ dán (5.2.3) vào đáy trong bình thử nghiệm (5.3.12). Đặt một mẫu thử nghiệm vào trong bình thử nghiệm trước khi thả vào bình đó 4 mọt trưởng thành đực và 4 mọt trưởng thành cái (5.1).
- Đậy bình thử nghiệm bằng giấy lọc (5.2.8) và gắn lại bằng keo hoặc phù một lớp vải cốt-tông (5.2.9).
8.6 Điều kiện môi trường và thời gian thử nghiệm
Đặt các bình thử chứa mẫu thử và mọt vào tủ thử nghiệm (5.3.5).
CHÚ THÍCH 1: Sau khoảng thời gian 1, 2, 7 và 14 ngày, số mọt bị chết có thể được đếm và ghi lại dữ liệu.
8.6.1 Mẫu thử được xử lý tẩm bề mặt
Trong mỗi ngày làm việc, loại bỏ mọt trưởng thành đã chết ra khỏi bình thử. Khoảng thời gian của phép thử là 20 tuần sau khi thả mọt.
...
...
...
8.6.2 Mẫu thử được xử lý tẩm sâu
Sau 6 đến 8 tuần, loại bỏ số mọt trưởng thành đã chết, đóng các bình thử và đưa chúng trở lại tủ thử nghiệm.
Giữ các bình thử trong tủ thử nghiệm 14 tuần từ thời điểm đưa mọt trưởng thành đặt cùng với mẫu thử.
8.7 Kiểm tra các mẫu thử
CHÚ THÍCH: Với các phòng thí nghiệm có thiết bị chiếu tia X, tiến hành chiếu tia X cho tất cả các mẫu thử nghiệm sau 10 tuần cho mọt vào để kiểm tra sự có mặt và trạng thái gia tăng phát triển của sâu non bất kỳ.
Tại thời điểm kết thúc phép thử, xác định và thu thập các số liệu sau cho từng mẫu thử:
- Số mọt trưởng thành.
- Số lỗ vũ hóa của mọt.
Chẻ tách mẫu thử theo chiều dọc thớ gỗ với chiều dày khoảng 5 mm. Ép các thanh này lên một tấm giấy lọc (5.2.8) trên một bề mặt cứng để tách mọt.
...
...
...
Thử nghiệm được coi là hợp lệ nếu mẫu đối chứng (bao gồm cả các mẫu tẩm dung môi hoặc chất pha loãng) đáp ứng được 3 điều kiện sau:
a, ít nhất 20 con mọt (sâu non, nhộng và mọt trưởng thành) còn trên mẫu.
b, 85 % số mọt trong mẫu còn sống.
c, Mọt trưởng thành bắt đầu vũ hóa tại thời điểm kết thúc kiểm tra
10.1 Đánh giá hiệu lực bảo quản
Hiệu lực bảo quản được đánh giá dựa trên các tiêu chí tại điều 8.7.
10.2 Giá trị độ độc
...
...
...
Các giá trị độ độc của một chế phẩm bảo quản được biểu thị bằng các tiêu chí sau:
- Khối lượng hoặc thể tích trung bình của chế phẩm bảo quản trên một đơn vị diện tích cho tập hợp các mẫu thử được tẩm với nồng độ thấp nhất của sản phẩm trong các dãy ở đó không có lỗ vũ hóa hoặc mọt sống được phát hiện trong tất cả các mẫu thử khi kết thúc phép thử.
- Khối lượng hoặc thể tích trung bình của chế phẩm bảo quản trên một đơn vị diện tích cho tập hợp các mẫu thử được tẩm với nồng độ thấp nhất tiếp theo của sản phẩm trong các dãy ở đó không có lỗ vũ hóa hoặc mọt sống được phát hiện trong tất cả các mẫu thử khi kết thúc phép thử.
Biểu diễn các giá trị độ độc này theo g hoặc ml chế phẩm trên mét vuông bề mặt gỗ được tẩm và đồng thời cũng báo cáo các cấp nồng độ tương ứng của chế phẩm bảo quản trong dung môi hoặc chất pha loãng.
Báo Cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau (Xem ví dụ ở Phụ lục A)
a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) Tên đơn vị cung cấp;
c) Tên riêng và tên duy nhất hoặc mã hiệu của chế phẩm bảo quản được thử nghiệm, và dẫn liệu đã hoặc chưa được công bố về thành phần của chế phẩm;
...
...
...
e) Dung môi hoặc chất pha loãng liên quan được sử dụng;
f) Loại gỗ được thử nghiệm;
g) Ngày tẩm mẫu thử với dung dịch dinh dưỡng;
h) Ngày tẩm mẫu thử với chế phẩm bảo quản;
i) Nồng độ chế phẩm bảo quản được biểu diễn bằng phần trăm theo khối lượng;
j) Với mẫu được xử lý tẩm bề mặt;
- Khối lượng dung dịch thấm vào mẫu g;
- Lượng tương ứng, bằng g hoặc ml/m2 diện tích bề mặt mẫu thử nghiệm;
Với mẫu được xử lý tẩm sâu:
...
...
...
k) Phương pháp sấy mẫu thử;
l) Bất cứ quy trình lão hóa nào được áp dụng, chỉ dẫn kiểu, các điều kiện và thời gian, dựa trên tham chiếu tới một tiêu chuẩn;
m) Ngày mẫu thử được tiếp xúc với mọt;
n) Các thời điểm kiểm tra mẫu thử;
o) Kết quả kiểm tra mẫu thử và mẫu đối chứng gồm:
- Số lượng mọt trưởng thành vũ hóa khỏi gỗ;
- Số lỗ mọt vũ hóa;
- Số lượng mọt được phát hiện, được phân thành 2 nhóm: (i) mọt trưởng thành sống, (ii) sâu non sống, (iii) và nhộng sống; và (i) mọt trưởng thành chết, (ii) sâu non chết, (iii) và nhộng chết;
p) Các giá trị độ độc, nếu được xác định;
...
...
...
r) Tên và chữ ký xác nhận của viên chức phụ trách thử nghiệm;
s) Lưu ý sau:
Việc diễn giải và kết luận từ báo cáo này yêu cầu phải có kiến thức chuyên môn về bảo quản gỗ, do đó bản thân bàn báo cáo này không thể được xem là một chứng chỉ phê duyệt.
Báo cáo kết quả thử nghiệm cũng phải đề cập đến các chi tiết về tất cả các phương pháp tùy chọn khác có thể sử dụng, các phương pháp không được tiêu chuẩn này nói đến, hoặc các điều kiện xung quanh có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Nó có thể bao gồm bất cứ quan sát quang học nào được thực hiện, ví dụ: kiểm tra bằng thiết bị chiếu tia X (8.7).
Ví dụ về một báo cáo thử nghiệm
...
...
...
Số hiệu của tiêu chuẩn
TCVN 14126: 2024
Tên đơn vị cung cấp
Công ty A
Tên chế phẩm bảo quản
Chế phẩm B, dạng dung môi hữu cơ, dạng thành phẩm và đã được khai báo thành phần
Tên hoạt chất và nồng độ
Tỷ lệ khối lượng Y 1 %
Dung môi hoặc chất pha loãng
...
...
...
Loại gỗ được sử dụng
Bồ đề (styrax tonkinensis Pierre) hoặc Trám trắng (Canarium album Reausch)
Ngày tẩm dung dịch dinh dưỡng
20/8/2023
Ngày tẩm chế phẩm bảo quản
21/9/2023
Nồng độ chế phẩm bảo quản được thử nghiệm
Chế phẩm không cần pha loãng khi dùng
Kỹ thuật tẩm mẫu
...
...
...
Lượng chế phẩm được tẩm cho từng mẫu thử nghiệm
100 g/m2
Phương pháp sấy mẫu
Như được chỉ dẫn trong tiêu chuẩn
Xử lý thuần thục nhanh
Phương pháp bay hơi theo TCVN 10750:2015
Ngày đặt mẫu thử nghiệm tiếp xúc với mọt
8/12/2023
Ngày kiểm tra các mẫu thử nghiệm
...
...
...
Các kết quả
Xem bảng A.1
Các giá trị độ độc
XX g/m2 và YY ml/m2
Cơ quan chuẩn bị báo cáo
Viện nghiên cứu Công nghiệp Rừng
Địa chỉ, thời gian báo cáo
Hà Nội, 2/5/2023
Tên và chữ ký của viên chức thực hiện phép thử
...
...
...
CHÚ THÍCH: Việc diễn giải và các kết luận thực hành được rút ra từ báo cáo này yêu cầu tri thức đặc thù của chuyên ngành bảo quản gỗ, do đó báo cáo này không có giá trị chứng nhận tự thân.
Bảng A.1 - Kết quả thử nghiệm
Số thứ tự mẫu thử
Lượng thẩm chế phẩm bảo quản g/m2
Lượng thẩm của dung dịch dinh dưỡng (g)
Số (X) mọt chết tại các thời điểm kiểm tra (ngày)
Số lượng mọt vũ hóa
Số lượng và tình trạng của mọt sau khi tách mẫu thử nghiệm
...
...
...
2
7
14
Thời điểm đầu tiên ghi nhận mọt vũ hóa (Sau số tuần)
Số lỗ mọt vũ hóa
Số lượng mọt vũ hóa
Sống
Chết
Mọt trưởng thành
...
...
...
Sâu non
Mọt trưởng thành
Nhộng
Sâu non
Mẫu tẩm
1
100
7,7
2
...
...
...
8
3
_
0
0
0
0
0
0
...
...
...
20
2
100
9,0
0
5
7
8
-
...
...
...
0
0
0
0
0
0
20
3
100
...
...
...
0
4
7
8
-
0
0
0
0
...
...
...
0
0
20
4
100
11,3
2
5
6
...
...
...
19
1
1
0
0
2
0
0
18
...
...
...
100
10,2
2
6
7
8
-
0
0
...
...
...
0
0
0
0
20
Mẫu đối chứng
1
100
9,7
...
...
...
0
0
0
19
32
32
11
1
8
...
...
...
0
0
2
100
10,1
0
0
0
0
...
...
...
2
2
2
0
18
0
0
0
3
...
...
...
8,2
0
0
0
0
19
5
5
2
...
...
...
16
0
0
0
4
100
9,1
0
0
...
...
...
0
19
1
5
0
0
20
0
0
...
...
...
5
100
11,2
0
0
0
0
19
25
...
...
...
9
3
8
0
0
0
CHÚ THÍCH:
(X) Tùy chọn
A2. Mẫu thử nghiệm được xử lý tẩm sâu
...
...
...
TCVN 14126: 2024
Tên đơn vị cung cấp
Công ty A
Tên chế phẩm bảo quản
Chế phẩm B, dạng dung môi hữu cơ, dạng thành phẩm và đã được khai báo thành phần
Tên hoạt chất và nồng độ
Tỷ lệ khối lượng Y 0,25 %
Dung môi hoặc chất pha loãng
Không
...
...
...
Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre) hoặc Trám trắng (Canarium album Reausch)
Ngày tẩm dung dịch dinh dưỡng
20/8/2023
Ngày tẩm chế phẩm bảo quản
21/9/2023
Nồng độ chế phẩm bảo quản được thử nghiệm
Chế phẩm không cần pha loãng khi dùng
Lượng chế phẩm được áp dụng cho từng mẫu thử nghiệm
Xem bảng A2
...
...
...
Như được chỉ dẫn trong tiêu chuẩn
Xử lý thuần thục nhanh
Phương pháp bay hơi theo TCVN 10750:2015
Ngày đặt mẫu thử nghiệm tiếp xúc với mọt
8/12/2023
Ngày kiểm tra các mẫu thử nghiệm
9/4/2023
Các kết quả
Xem bảng A.1
...
...
...
XX g/m3 và YY ml/m3
Cơ quan chuẩn bị báo cáo
Viện nghiên cứu Công nghiệp Rừng
Địa chỉ, thời gian báo cáo
Hà Nội, 2/5/2023
Tên và chữ ký của viên chức thực hiện phép thử
Nguyễn Văn X
CHÚ THÍCH: Việc diễn giải và các kết luận thực hành được rút ra từ báo cáo này yêu cầu tri thức đặc thù của chuyên ngành bảo quản gỗ, do đó báo cáo này không có giá trị chứng nhận tự thân.
Bảng A.2 - Các kết quả
...
...
...
Khối lượng dung dịch được thấm vào mẫu thử nghiệm
Lượng thấm của chế phẩm bảo quản (kg/m3)
Số (X) mọt chết tại các thời điểm kiểm tra (ngày)
Số lượng mọt vũ hóa
Số lượng và tình trạng của mọt sau khi tách mẫu thử nghiệm
Nhỏ nhất (g)
Trung bình của 05 mẫu thử nghiệm (g)
Lớn nhất (g)
1
...
...
...
7
14
Thời điểm đầu tiên ghi nhận mọt vũ hóa (Sau số tuần)
Số lỗ mọt vũ hóa
Số lượng mọt vũ hóa
Sống
Chết
Mọt trưởng thành
Nhộng
...
...
...
Mọt trưởng thành
Nhộng
Sâu non
0
5,4
6,0
6,3
0
0
...
...
...
2
5
12
26
28
1
2
79
1
...
...
...
0
Dung môi
...
...
...
...
...
...
5,7
5,9
6,1
0,20
0
5
20
40
12
...
...
...
19
5
0
50
0
0
0
0,10
5,1
...
...
...
5,8
0,31
0
10
28
40
13
20
20
...
...
...
1
42
1
0
2
0,16
5,0
5,2
5,5
...
...
...
8
20
36
40
14
10
12
0
3
...
...
...
0
1
0
0,25
5,1
5,3
5,6
0,69
10
...
...
...
40
40
14
1
1
0
1
5
0
...
...
...
0
0,4
5,5
6,0
6,3
1,13
15
40
40
...
...
...
-
0
0
0
0
0
0
0
0
...
...
...
-
-
-
0
0
0
0
12
...
...
...
41
3
9
110
1
0
0
CHÚ THÍCH:
Các giá trị độ độc của sản phẩm X khi được thử nghiệm bằng Mọt cám nâu Lyctus brunneus là 0.69 kg/m3 đến 1.13 kg/m3 tương ứng với các cấp nồng độ là 0,25 % và 0,4 % của các dung dịch tẩm.
...
...
...
Kỹ thuật gây nuôi Mọt cám nâu Lyctus brunneus
B.1 Giới thiệu
Gây nuôi Mọt cám nâu Lyctus brunneus phải được chăm sóc cẩn thận nếu cần thu thập đều đặn mọt trưởng thành chưa sẵn sàng đẻ trứng.
Vòng đời thông thường của Mọt cám nâu Lyctus brunneus từ trứng đến mọt trưởng thành cần thời gian từ 1 đến 2 năm, và mọt trưởng thành thông thường vũ hóa từ tháng 6 đến tháng 8. Thời kỳ này có thể giảm xuống từ 12 đến 16 tuần ở khoảng nhiệt độ từ 25 °C đến 27 °C và độ ẩm tương đối trong khoảng từ 70 % đến 75 %. Một nguồn cung mọt ổn định có thể đạt được ở các điều kiện này.
B.2 Gỗ
Thu thập cành gỗ Bồ đề (styrax tonkinensis Pierre) hoặc Trám trắng (Canarium album Reausch) vào mùa thu hoặc đầu mùa đông, và kiểm tra để đảm bảo hàm lượng tinh bột. Để kiểm tra sự có mặt của tinh bột trong gỗ, chuẩn bị một bề mặt đã được bào phẳng nằm gần nhất có thể với mặt phẳng xuyên tâm và làm ướt bằng một vài giọt thuốc thử Lugol[2]. Sau một vài phút, các hạt tinh bột được nhuộm màu xanh đen thẫm có thể được quan sát rõ bằng một kính lúp. Chỉ các mẫu thử nghiệm chứa đủ tinh bột mới thích hợp cho hoạt động gây nuôi (Xem hình B.1 và hình B.2 là hình ảnh của gỗ chứa đầy đủ và thiếu lượng tinh bột cần thiết).
...
...
...
Bảo quản các phần gỗ sau khi sấy sơ bộ trong túi hoặc hộp ngăn cách với không khí, cho đến khi cần sử dụng.Thời gian giữ bảo quản không được quá 2 năm.
Hình B.1 - Kiểm tra sự đầy đủ của lượng tinh bột trong gỗ bằng thuốc thử Lugol - Lượng tinh bột không đủ.
Hình B.2 - Kiểm tra sự đầy đủ của lượng tinh bột trong gỗ bằng thuốc thử Lugol - Lượng tinh bột không đủ.
B.3 Thu thập mọt trưởng thành
Để tạo môi trường nuôi mọt, thu thập mọt trưởng thành từ gỗ dác bị mọt phá hoại, hoặc trực tiếp từ bề mặt gỗ hoặc bằng bẫy sử dụng ánh sáng. Một cái bẫy thích hợp chứa một bóng đèn điện được đặt trên một giá treo phía bên trên một cái phễu thủy tinh lớn và đặt bên trong một cái thùng rộng. Một khoang giấy được đặt ở đáy thùng để cung cấp thức ăn cho mọt. Ngoài mùa vũ hóa bình thường của mọt, gỗ dác bị phá hủy mạnh bởi mọt có thể được đưa vào môi trường có điều kiện ẩm và ấm để gia tăng sinh trưởng sâu non và để thu được một nguồn cung mọt sớm. Đặt trở lại gỗ bị phá hủy tự nhiên này ra môi trường ngoài trời ngay sau khi thu mọt và không bao giờ đặt chúng vào các môi trường thử nghiệm (5.3.1 đến 5.3.5).
B.4 Quy trình gây nuôi
Thực hiện quy trình gây nuôi trên các mẫu gỗ được chuẩn bị như được miêu tả trong B.2, trong các bình thủy tinh được duy trì trong phòng gây nuôi (5.3.1).
...
...
...
Ủ trứng mọt trong khoảng 8 ngày trong 8 tuần, sâu non sẽ phát triển tốt. Các con mọt mới vũ hóa trong thời gian từ 12 đến 16 tuần sau khi khởi tạo môi trường gây nuôi.
Loại bỏ chúng khỏi chai trong vòng 24 h vũ hóa để ngăn không cho mọt cái đẻ trứng lên gỗ của môi trường gây nuôi cũ.
Khi quá trình vũ hóa hoàn thành, hủy bỏ gỗ của môi trường gây nuôi cũ.
B.5 Nhận diện giới tính
Đặc tính giới tính của Mọt cám nâu Lyctus brunneus được chỉ ra trong hình B.3. Các sợi lông ở phần đốt sống cuối cùng ở bụng dưới có thể nhìn thấy tụ lại để tạo ra một điểm ở mọt cái, nhưng tạo ra một cái rìa rộng ở mọt đực.
Hình B. 3 - Phần đốt sống cuối cùng của bụng dưới Mọt cám nâu Lyctus brunneus để nhận diện giới tính.
B.6 Phòng ngừa sự xâm hại của ký sinh trùng
Khi thu thập và duy trì môi trường gây nuôi, cần phải quan tâm cẩn thận nhất tránh để môi trường tiếp xúc côn trùng hoặc bọ ve (đáng chú ý là Pyemotes spp) được coi là sinh vật săn Mọt cám nâu Lyctus brunneus làm thức ăn (các sinh vật săn mồi chủ yếu được đưa ra trong phụ lục C).
...
...
...
Nếu môi trường nuôi cấy bị bọ ve ký sinh, tốt nhất là tiêu hủy và thực hiện lại việc nuôi cấy mọt mới.
Các ký sinh trùng và sinh vật săn mồi chủ yếu gây hại Mọt cám nâu Lyctus brunneus
C.1 Bọ ve
Bọ ve, Pyemotes spp và Acarophenax spp, có thể gây khó khăn rất nhiều khi thử nghiệm với Mọt cám nâu Lyctus brunneus, đặc biệt trong các điều kiện ủ nhân tạo. Các con bọ ve này thường được tìm thấy trong gỗ bị phá hủy tự nhiên bởi Mọt cám nâu Lyctus brunneus và không đưa gỗ này vào môi trường thử nghiệm. Bọ ve cũng có thể được mang theo trên Mọt cám nâu Lyctus brunneus.
C.2 Các côn trùng săn Mọt cám nâu Lyctus brunneus
Trong số các côn trùng có thể vô tình tiếp xúc bao gồm các loài sau:
...
...
...
Côn trùng ăn thịt ở cà 2 giai đoạn sâu non và trưởng thành
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN 10750:2015 (EN 73:1988) về Thuốc bảo quản gỗ - Quy trình thuần thục nhanh gỗ đã xử lý thuốc bảo quản trước khi thử nghiệm sinh học - Phương pháp bay hơi.
[2] EN 212: 2003, Chế phẩm bảo quản gỗ - Hướng dẫn lấy mẫu và chuẩn bị các chế phẩm bảo quản và gỗ đã xử lý phục vụ phân tích.
[3] TCVN 8048-1:2009 (ISO 3130: 1975) về Gỗ - Phương pháp thử cơ lý - Phần 1: Xác định độ ẩm cho các phép thử cơ lý.
[4] EN 20-1:1992: Wood preservatives - Determination of theprotective effectiveness against Lyctus Brunneus (Stephens) - Part 1: Application by surface treatment (laboratory method).
[5] EN 20-2:1993: Wood preservatives - Determination of theprotective effectiveness against Lyctus Brunneus (Stephens) - Part 2: Application by impregnation (laboratory method).
[1] 100 Pa = 1 mbar
...
...
...
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14126:2024 về Chế phẩm bảo quản gỗ - Xác định hiệu lực phòng chống mọt cám nâu Lyctus bruneus (Stephens) hại gỗ - Phương pháp trong phòng thí nghiệm
Số hiệu: | TCVN14126:2024 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14126:2024 về Chế phẩm bảo quản gỗ - Xác định hiệu lực phòng chống mọt cám nâu Lyctus bruneus (Stephens) hại gỗ - Phương pháp trong phòng thí nghiệm
Chưa có Video