9.1.1 Phần cặn từ các mẫu trắng (nghĩa là W2 - W2) không được vượt quá 0,004 g, như quy định trong 6.12.
9.1.2 Theo ASTM D6405, khi cần phải giảm lượng bột da sống được chuẩn bị sử dụng trong quá trình khử tannin, thì áp dụng công thức trong 9.1, miễn là hệ số (F) được tính toán chính xác đối với lượng nước ít hơn được đưa vào trong 8.2.
9.1.3 Hai mẫu thử của mỗi nguyên liệu mẫu được lấy để chuẩn bị dung dịch (ASTM D4901, ASTM D4905 hoặc ASTM D6405); do đó, sẽ thu được hai giá trị đối với tannin không tan trong nước đối với mỗi dung dịch chiết hoặc nguyên liệu thuộc da. Giá trị trung bình (trung bình) của các giá trị này phải được lấy theo tỷ lệ phần trăm của chất không tannin trong mẫu thử.
9.1.4 Việc thực hiện phép thử song song được coi là đạt khi tỷ lệ phần trăm chất không tannin chênh lệch không quá 0,2.
9.1.5 Lượng tannin trong mẫu được tính như sau:
Tannin, % = chất rắn hòa tan (%) - chất không tannin (%)
Trong đó:
chất rắn hòa tan (%) được xác định theo ASTM D6402, và hàm lượng chất không tannin (%) được xác theo 9.1.
9.2.1 Các giá trị trùng lặp được coi là phù hợp tốt khi các giá trị trùng lặp về hàm lượng tannin khác nhau không quá 0,3.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10 Báo cáo thử nghiệm
10.1 Ghi lại kết quả chất không tannin và tannin chính xác đến 0,01 %.
11 Độ chụm và độ chệch
11.1 Phương pháp thử này được chấp nhận từ Phương pháp ALCA A22. Phương pháp thử này đã được sử dụng đủ lâu và đã được phê duyệt để xuất bản trước khi bắt buộc đưa vào các tuyên bố về độ chụm và độ chệch. Dữ liệu thử nghiệm liên phòng ban đầu không còn nữa. Người dùng nên xác minh bằng cách sử dụng các tài liệu tham khảo, nếu có, rằng độ chụm và độ chệch (hoặc độ tái lập) của phương pháp thử nghiệm này là đủ cho mục đích sử dụng dự kiến.
11.2 Hàm lượng chất không tannin thu được bằng phương pháp thử này được xác định là phần chất rắn hòa tan của mẫu thử thu được sau khi phản ứng với bột da và lọc qua hệ thống lọc được thiết kế riêng. Hàm lượng tannin được xác định là sự chênh lệch giữa chất rắn hòa tan và chất không tannin của mẫu thử. Không có phép đo độc lập tính riêng hàm lượng tannin hoặc chất không tannin của một mẫu. Do đó, độ chệch không liên quan đến hàm lượng các chất này của mẫu.
[1] Phương pháp AICA: Phương pháp chính thức của Hiệp hội các nhà hóa học da Mỹ. Có sẵn từ Hiệp hội các nhà hóa học thuộc da Hoa Kỳ (American Leather Chemists Association) (ALCA), Đại học Cincinnati, P.O. Hộp thư 210014, Cincinnati, OH 45221-0014
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13853:2023 (ASTM D6401-99 (2020)) về Da - Xác định chất không tannin và tannin trong dung dịch chiết nguyên liệu thuộc da thực vật
Số hiệu: | TCVN13853:2023 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13853:2023 (ASTM D6401-99 (2020)) về Da - Xác định chất không tannin và tannin trong dung dịch chiết nguyên liệu thuộc da thực vật
Chưa có Video