CHÚ DẪN |
|
1 Buồng kín |
7 Bơm lấy mẫu |
2 Máy đi bộ |
8 Quạt đối lưu (nếu có yêu cầu) |
3 Van gió |
9 Thiết bị phân tích |
4 Ống dẫn |
10 Van chuyển đổi |
5 Mẫu trong buồng kín |
11 Không khí và SF6 |
6 Mẫu chụp hô hấp |
12 Không khí thở |
Hình 10 - Cách bố trí phép thử điển hình để xác định độ rò rỉ vào bên trong bằng phương pháp lưu huỳnh hexaflorua; chỉ rõ PTBVCQHH có chụp hô hấp loại L (lắp rời)
CHÚ DẪN
1 Buồng kín
7 Bơm lấy mẫu
2 Máy đi bộ
8 Quạt đối lưu (nếu có yêu cầu)
3 Van gió
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4 Ống dẫn
10 Van chuyển đổi
5 Mẫu trong buồng kín
11 Không khí và SF6
6 Mẫu chụp hô hấp
12 Không khí thở
Hình 11 - Cách bố trí phép thử điển hình để xác định độ rò rỉ vào bên trong bằng phương pháp lưu huỳnh hexaflorua; chỉ rõ PTBVCQHH có chụp hô hấp loại T (lắp chặt)
11.2.1.1 Tạo khí thử
Tác nhân thử thể khí được tạo ra bằng cách cho SF6 từ nguồn khí nén vào trong hệ thống phân phối khí của buồng kín. Nồng độ tác nhân thử tính theo thể tích nên từ 0,1 % đến 1 % SF6, bắt đầu thử với nồng độ thấp và tăng lên khi các kết quả thử sơ bộ cho thấy độ rò rỉ thấp, cần tiếp tục với các nồng độ cao hơn và có thể còn điều chỉnh.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
11.2.1.2 Phát hiện
Giới hạn phát hiện của hệ thống detector phải ít nhất bằng 1/10 nồng độ SF6, tương đương với mức đạt/không đạt trong tiêu chuẩn tính năng. Sự thay đổi nồng độ trong toàn bộ thể tích làm việc hiệu quả phải không lớn hơn 10 %. Không khí thử phải được phân tích đối với SF6, tốt nhất là liên tục, bằng thiết bị phân tích phù hợp. Nồng độ SF6 ở bên trong chụp hô hấp phải được lấy mẫu liên tục ở tốc độ lấy mẫu không đổi từ 0,3 L/min đến 1,5 L/min; và phải được phân tích và ghi lại, tốt nhất là dùng một hệ thống ghi tích hợp. Nồng độ này là một thước đo về độ rò rỉ vào bên trong.
Một hệ thống phát hiện phù hợp có thể là dựa trên detector bẫy điện tử (ECD) hoặc kính quang phổ hồng ngoại (IR).
CHÚ THÍCH 1 Thiết bị ECD có thể bị ảnh hưởng bởi thay đổi về nồng độ oxy trong chụp hô hấp khi thử, cụ thể: sự thay đổi nồng độ ôxy giữa thời điểm hít vào và thở ra. Sự thay đổi này có thể gây ra sự không đảm bảo về độ rò rỉ đo được khi đo các nồng độ < 0,1 x 10-6. Kết quả đo được dùng để hiệu chỉnh sự thay đổi này.
CHÚ THÍCH 2 Các phin lọc không loại bỏ được SF6.
11.2.2 Tính toán độ rò rỉ
Tính toán độ rò rỉ, P, từ các phép đo được thực hiện trong hơn 80 % thời gian còn lại của mỗi quá trình thực hành.
(1)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
C1 nồng độ tác nhân thử trong buồng kín;
C2 nồng độ trung bình đo được bên trong chụp hô hấp, được hiệu chuẩn đối với tín hiệu cơ sở và ảnh hưởng của thay đổi ôxy trong phạm vi chụp hô hấp.
11.3 Phương pháp 2: Natri clorua (NaCl)
11.3.1 Thiết bị thử
11.3.1.1 Qui định chung
Cách bố trí phép thử điển hình được thể hiện trên Hình 12 và Hình 13.
CHÚ DẪN
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9 Quang kế
2 Máy đi bộ
10 Van chuyển đổi
3 Van gió
11 Sol khí NaCl
4 Ống dẫn
12 Phin lọc bụi
5 Mẫu trong buồng kín
13 Bộ phận lấy mẫu gián đoạn
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
14 Dòng không khí khô vào đầu lấy mẫu
7 Bơm lấy mẫu
15 Đường kiểm tra sự chênh lệch áp suất
8 Quạt đối lưu (nếu có yêu cầu)
Hình 12 - Cách bố trí phép thử điển hình để xác định độ rò rỉ vào bên trong bằng phương pháp natri clorua (phương pháp lấy mẫu gián đoạn); chỉ rõ PTBVCQHH có chụp hô hấp loại T (lắp chặt)
CHÚ DẪN
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7 Bơm lấy mẫu
2 Máy đi bộ
8 Quạt đối lưu (nếu có yêu cầu)
3 Van gió
9 Quang kế
4 Ống dẫn
10 Van chuyển đổi
5 Mẫu trong buồng kín
11 Không khí và sol khí NaCl
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
12 Phin lọc bụi
Hình 13 - Cách bố trí phép thử điển hình để xác định độ rò rỉ vào bên trong bằng phương pháp natri clorua (lấy mẫu liên tục); chỉ rõ PTBVCQHH có chụp hô hấp loại L (lắp rời)
Phương pháp này sử dụng NaCl làm tác nhân thử. Đối tượng thử đeo PTBVCQHH thực hiện một loạt các bài tập vận động bên trong buồng kín có chứa tác nhân thử NaCl. Các cách xác định chính xác độ rò rỉ phải ít nhất trong khoảng từ 0,01 % đến khoảng 20 %.
Nồng độ NaCl trung bình trong buồng kín phải là (8 ± 4) mg/m3 và sự thay đổi trong toàn bộ thể tích làm việc hiệu quả phải không lớn hơn 10 %. Sự phân bố kích thước bụi phải là đa phân tán và đường kính khí động học phải từ khoảng 0,02 µm đến 2 µm với đường kính khí động học trung bình khối (0,6 ± 0,1) µm.
CHÚ THÍCH Vòi phun nối tầng được cho là phù hợp để xác định sự phân bố kích thước bụi trong phạm vi buồng.
Nồng độ tác nhân thử được kiểm soát, tốt nhất là liên tục, trong các phép thử có sử dụng hệ thống lấy mẫu riêng để tránh sự nhiễm bẩn các đường lấy mẫu chụp hô hấp. Tốt nhất là sử dụng detector riêng (ví dụ: quang kế) cho mục đích này.
Nếu không có detector thứ hai thì lấy mẫu nồng độ tác nhân thử bằng cách dùng hệ thống lấy mẫu riêng và detector cùng loại. Tuy nhiên, sau đó cần thời gian để cho phép detector trở lại trạng thái sạch ban đầu.
Điều quan trọng là các tốc độ lấy mẫu, tốc độ dòng đồng nhất để làm khô không khí, và không khí quang kế bổ sung (nếu có yêu cầu) được sử dụng cho cả chụp hô hấp và các mẫu trong buồng kín để áp dụng trực tiếp công thức trong 11.3.2.2 và 11.3.3.2.
11.3.1.2 Tạo sol khí thử
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Máy phun phải tạo được dòng sol khí liên tục vào trong ống dẫn, duy trì một dòng khí không đổi qua đó để phân phối sol khí vào buồng kín. Đường kính và chiều dài của ống dẫn phải đủ lớn để cho phép lượng nước của sol khí bốc hơi, để khô các bụi NaCl. Chỗ uốn cong bất kỳ phải có bán kính đủ lớn để giảm thiểu sự thất thoát bụi NaCl. Không khí trong phạm vi buồng kín phải có độ ẩm tương đối không lớn hơn 60 %. Có thể cần gia nhiệt hoặc hút ẩm không khí để giữ trạng thái khô hoàn toàn của bụi sol khí.
11.3.1.3 Hệ thống phát hiện
11.3.1.3.1 Quang kế ngọn lửa
Quang kế ngọn lửa được sử dụng để đo nồng độ NaCl bên trong buồng kín và bên trong chụp hô hấp.
Các đặc tính tính năng cần thiết cho một thiết bị phù hợp được đưa ra dưới đây:
a) Phải là một quang kế ngọn lửa được thiết kế đặc biệt để phân tích trực tiếp sol khí NaCl.
b) Phải có khả năng đo (các) nồng độ sol khí NaCl từ 15 mg/m3 đến 10 ng/m3.
c) Tốc độ lấy mẫu sol khí tổng của quang kế ngọn lửa phải không lớn hơn 15 L/min.
d) Thời gian tác động của quang kế ngọn lửa, không kể hệ thống lấy mẫu, phải không lớn hơn 500 ms (đến 90 % độ lệch toàn thang đo).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN
1 Đầu phun
2 Ống cấp (dung dịch muối)
3 Ống bọc ngoài
4 Bạc
5 Ống không khí (đường kính ngoài 10,0)
Hình 14 - Ví dụ của tổ hợp máy phun NaCl
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phương pháp phân tích CPC đối với sol khí NaCl phải hạn chế để thử rò rỉ vào bên trong với các PTBVCQHH được cấp khí thở và không phù hợp đối với các phương tiện loại lọc.
Máy đếm bụi ngưng tụ được sử dụng để đo nồng độ của các bụi NaCl bên trong buồng kín và bên trong chụp hô hấp.
Các đặc tính tính năng cần thiết cho một thiết bị phù hợp được đưa dưới đây:
a) Thiết bị có khả năng đếm tất cả các bụi có đường kính trong khoảng từ 0,010 µm đến 1,0 µm.
b) Máy đếm bụi ngưng tụ phải có dải từ 0 đến lớn hơn 106 hạt bụi/cm3 đối với sol khí thử.
c) Tốc độ lấy mẫu sol khí tổng được yêu cầu bởi detector không được lớn hơn 2 L/min.
d) Thời gian tác động của detector, không kể hệ thống lấy mẫu, không được lớn hơn 500 ms (đến 90 % độ lệch toàn thang đo).
Nếu sử dụng máy đếm bụi ngưng tụ, đầu ra từ bộ tạo sol khí thử được điều chỉnh sao cho duy trì được nồng độ bụi (2 ± 0,2) x 105 hạt bụi/cm3 trong phạm vi buồng kín.
11.3.1.3.3 Bơm lấy mẫu
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
11.3.2 Lấy mẫu gián đoạn - Phương pháp 2 A
11.3.2.1 Quy định chung
Hệ thống sẽ lấy mẫu vào detector chỉ ở pha hít vào trong chu kỳ thở của đối tượng thử. Trong pha thở ra, không khí sạch phải được thổi vào detector. Nguồn không khí sạch này luôn luôn là không khí phòng thử nghiệm ở nhiệt độ môi trường xung quanh, đi qua một phin lọc bụi có độ lọt bụi < 0,001 %, được thể hiện trên Hình 12 đối với bộ phận 9 và 10. Các bộ phận cần thiết của hệ thống này là:
a) Van điện với thời gian tác động là 100 ms (khuyến nghị là van phải có khoảng không chết tối thiểu tương thích với dòng đi thẳng qua, không bị cản trở khi mở);
b) Bộ cảm biến thở có khả năng phát hiện sự thay đổi từ khi hít vào đến khi thở ra trong vòng 30 ms. Bộ cảm biến thở, có thể là cảm biến áp suất hoặc là cảm biến nhiệt độ, được nối với đầu lấy mẫu lắp với chụp hô hấp gần với đầu lấy mẫu rò rỉ;
c) Bộ cảm biến phải có ngưỡng điều chỉnh được và có khả năng phát tín hiệu khác nhau khi ngưỡng này vượt quá theo cả hai hướng. Bộ cảm biến phải vận hành một cách đáng tin cậy khi chịu sự tăng tốc được tạo ra bởi chuyển động của đầu đối tượng thử;
d) Một hệ thống van gió để khởi động van đáp ứng với tín hiệu từ cảm biến thở.
e) Một bộ phận tính giờ để ghi lại toàn bộ chu kỳ hô hấp trong khi thực hiện lấy mẫu.
Hình 12 thể hiện giản đồ của một hệ thống lấy mẫu như vậy.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tính độ rò rỉ, P, từ các phép đo được thực hiện trong hơn 80 % thời gian còn lại của từng bài tập vận động.
Độ rò rỉ, P, là tỷ số giữa các nồng độ được hiệu chỉnh theo thời gian lấy mẫu và hiệu quả pha loãng.
(2)
Trong đó
C1 nồng độ tác nhân thử trong buồng kín (lưu ý tỷ lệ pha loãng sử dụng để đo C2);
C2 nồng độ trung bình đo được trong chụp hô hấp, hiệu chỉnh đến mức nền;
tin tổng thời gian hít vào (s);
tex tổng thời gian thở ra (s);
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
S tốc độ dòng lấy mẫu trong chụp hô hấp (L/min).
Ưu tiên sử dụng thiết bị ghi tích hợp để đo C2.
11.3.3 Lấy mẫu liên tục - Phương pháp 2B
11.3.3.1 Quy định chung
Hệ thống lấy mẫu để lấy liên tục từ khoang của chụp hô hấp trong toàn bộ chu kỳ hô hấp của đối tượng thử. Vì NaCl bị giữ lại trong phổi nên cần áp dụng hệ số hiệu chỉnh trong khi tính toán độ rò rỉ vào bên trong.
11.3.3.2 Tính độ rò rỉ
Tính độ rò rỉ P theo công thức (3)
(3)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
C1 nồng độ tác nhân thử trong buồng kín (lưu ý tỷ lệ pha loãng sử dụng để đo C2);
C2 nồng độ trung bình đo được trong chụp hô hấp, hiệu chỉnh đến mức nền;
D tốc độ dòng khí khô (L/min);
S tốc độ dòng lấy mẫu (L/min).
1,25 là hệ số tính đến việc cho phép giữ lại NaCl trong phổi (nó được tính từ giả thiết: tốc độ dòng không khí của PTBVCQHH là 120 L/min và tốc độ thả của người đeo là 40 L/min).
11.4 Phương pháp thừ 3: Sol khí dầu ngô
11.4.1 Thiết bị thử
11.4.1.1 Quy định chung
Cách bố trí phép thử điển hình được thể hiện trên Hình 15.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nồng độ tác nhân thử được theo dõi, tốt nhất là liên tục, trong các phép thử có sử dụng hệ thống lấy mẫu riêng để tránh nhiễm bẩn các đường lấy mẫu chụp hô hấp. Tốt nhất là sử dụng một detector riêng cho mục đích này.
Hệ thống kiểm soát môi trường phải có khả năng duy trì các điều kiện vận hành với độ ẩm tương đối từ 20 % đến 80 % và nhiệt độ từ 18 °C đến 35 °C. Các điều kiện thử mục tiêu thông thường có nhiệt độ từ 16 °C đến 28 °C, độ ẩm tương đối (50 ± 5) %.
Nên kiểm tra sự phân bố kích thước của sol khí thử bằng máy phân tích tĩnh điện.
CHÚ DẪN
1 Buồng kín
7 Bơm lấy mẫu
2 Máy đi bộ
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3 Van gió
9 Bộ phận phân tích
4 Ống dẫn
10 Van chuyển đổi
5 Mẫu trong buồng kín
11 Sol khí dầu ngô
6 Mẫu chụp hô hấp
12 Phin lọc bụi
Hình 15 - Cách bố trí phép thử điển hình để xác định độ rò rỉ vào bên trong bằng phương pháp dầu ngô (lấy mẫu liên tục); chỉ rõ PTBVCQHH có một chụp hô hấp loại cT
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Sol khí thử được tạo ra bằng cách phun dầu ngô bằng không khí nén. Dầu ngô đã sử dụng phải tuân theo Chemical Abstract số 8001-30-7.
Máy tạo sol khí phải có khả năng tạo ra và duy trì nồng độ sol khí dầu ngô từ 20 mg/m3 đến 26 mg/m3 có đường kính khí động học trung bình khối (MMAD) từ 0,4 µm đến 0,7 µm trong buồng kín thử và độ lệch chuẩn hình học < 2,0.
Thiết bị phải có khả năng vận hành khi không dùng không khí tuần hoàn.
11.4.1.3 Phát hiện
Hệ thống đo sol khí được sử dụng để đo nồng độ của sol khí dầu ngô bên trong buồng kín và bên trong chụp hô hấp. Hệ thống này có thể xác định chính xác độ rò rỉ tối thiểu trong khoảng từ 0,001 % đến khoảng 20 %. Giới hạn phát hiện tối thiểu phải là < 0,01 mg/m3. Hệ thống đo sol khí phù hợp có thể dựa trên quang kế laze tán xạ ánh sáng gần.
11.4.1.4 Tính độ rò rỉ
Tính độ rò rỉ, p, từ các phép đo được thực hiện trên 80 % thời gian còn lại của từng bài tập vận động.
(4)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
C1 nồng độ tác nhân thử trong buồng kín;
C2 nồng độ tác nhân thử trung bình đo được bên trong chụp hô hấp, hiệu chỉnh đến mức nền.
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm thông tin về các thông số được quy định trong Điều 4, cùng với tối thiểu các thông tin sau:
a) Thông tin nhận biết số PCA của các đối tượng thử;
b) Tỷ lệ phần trăm trung bình số học về độ rò rỉ vào bên trong đối với từng bài tập vận động của từng cá nhân đối tượng thử;
c) Tỷ lệ phần trăm trung bình số học về độ rò rỉ vào bên trong đối với toàn bộ bài tập vận động thử đối với từng cá nhân đối tượng thử;
d) Độ rò rỉ vào bên trong theo phần trăm phân vị 95 được tính từ toàn bộ bộ dữ liệu trong c);
e) Cách nhận biết PTBVCQHH;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phải thiết lập ước lượng độ không đảm bảo đo kết hợp với phương pháp thử này, theo mô tả trong TCVN 10861 (ISO 21748). Giá trị ước lượng này không được vượt quá ± 10 %.
CHÚ THÍCH Việc sử dụng chuẩn truyền có thể hỗ trợ cho việc thiết lập độ không đảm bảo đo chung giữa các phòng thử nghiệm.
Phụ lục A
(quy định)
A.1 Xác định sự phù hợp
Để xác định sự phù hợp hoặc các khía cạnh khác của phép đo theo phương pháp thử này, khi so sánh với các giới hạn yêu cầu kỹ thuật đã cho trong tiêu chuẩn phương tiện bảo vệ, phải áp dụng như sau:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ DẪN
1 Giới hạn dưới của yêu cầu kỹ thuật
2 Phạm vi của yêu cầu kỹ thuật
3 Giới hạn trên của yêu cầu kỹ thuật
4 Độ không đảm bảo đo, U
5 Giá trị đo được
Hình A.1 - Kết quả đạt
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1 Giới hạn dưới của yêu cầu kỹ thuật
2 Phạm vi của yêu cầu kỹ thuật
3 Giới hạn trên của yêu cầu kỹ thuật
4 Độ không đảm bảo đo, U
5 Giá trị đo được
Hình A.2 - Kết quả không đạt
Nếu kết quả thử ± độ không đảm bảo đo, U, nằm bên ngoài giá trị giới hạn quy định kỹ thuật (lớn hơn hoặc nhỏ hơn) đối với phép thử cụ thể được cho trong tiêu chuẩn phương tiện bảo vệ thì khi đánh giá đạt hoặc không đạt phải được xác định dựa trên an toàn của người đeo phương tiện; đó là, kết quả phải cho là không đạt (xem Hình A.3).
CHÚ DẪN
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2 Phạm vi của yêu cầu kỹ thuật
3 Giới hạn trên của yêu cầu kỹ thuật
4 Độ không đảm bảo đo, U
5 Giá trị đo được
Hình A.3 - Kết quả không đạt
(quy định)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Sử dụng bài tập vận động thử dưới đây.
B.2 Bài tập vận động thử
a) Các phép đo độ rò rỉ đã ghi lại trong bài tập vận động thích nghi với môi trường không được sử dụng để xác định độ rò rỉ vào bên trong.
b) Phải đo liên tục nồng độ trong vùng lấy mẫu trong suốt phép thử, nhưng chỉ 80 % khoảng thời gian tập cuối cùng được sử dụng để xác định độ rò rỉ vào bên trong.
c) Các chuyển động trong từng bài tập vận động cụ thể phải được phân bố đều trên toàn thời gian bài tập.
d) Các bài tập vận động phải thực hiện theo cách liên tục mà không có thời gian nghỉ giữa từng bài tập vận động.
CHÚ THÍCH Việc ngắt quãng giữa phần lớn các bài tập là rất ngắn, song ở một tình huống cụ thể nào đó, việc ngắt đó là cần thiết để cho người điều hành phép thử xác định xem khi nào thì bắt đầu bài tập vận động tiếp theo.
e) Tiêu chuẩn tính năng có thể cho phép loại trừ các bài tập vận động thử riêng, ví dụ: nói khi PTBVCQHH có lắp ống nói.
f) Máy đi bộ phải được đặt nghiêng 0 % trừ khi có quy định khác trong tiêu chuẩn tính năng.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
h) Đối với PTBVCQHH tổ hợp hoặc PTBVCQHH có nhiều chức năng, phải hoàn thành bài tập vận động thử bổ sung được cho trong Bảng 4 sau bài tập vận động đứng (bài tập vận động thử số 10 trong Bảng B.2, hoặc bài tập vận động thử số 9 trong Bảng B.1).
Bảng B.1 - Bài tập vận động 1
Bài tập vận động số
Gió ngang đối với PTBVCQH H loại L
Bài tập vận động thử
1
Thích nghi với môi trường
Đi bộ thẳng trên máy đi bộ ở tốc độ 4 km/h trong 3 min.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đứng yên
Đứng yên, thẳng, không di chuyển đầu, và không nói trong 2 min.
2a
Hydrat hóa (nếu phương tiện có một bộ phận hydrat hóa)
Trong khi đứng yên, vận hành bộ phận hydrat hóa hai lần trong khoảng thời gian 1 min. Thực hiện theo qui trình của nhà sản xuất, bảo đảm là hệ thống hydrat hóa chứa đầy ở cách xa chụp hô hấp từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc qui trình thử.
3
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trong khi đứng và không nói, giơ cánh tay lên phía trên đầu, nhìn lên, sau đó nhìn xuống sàn, 15 lần trong 2 min.
4
Ngồi xổm
Uốn cong hoàn toàn đầu gối với cả hai chân mười lần trong vòng 1 min, không dịch chuyển đầu.
5
Bàn tay và đầu gối, quay đầu
Giữ nguyên tay, đầu gối và không nói, quay đầu từ bên này sang bên kia trong 1 min (khoảng 10 lần), và sau đó quay lên và xuống trong 1 min (khoảng 10 lần).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6
P
Đi bộ
Đi bộ thẳng trên máy đi bộ ở tốc độ 5,5 km/h, không di chuyển đầu và không nói trong 2 min.
7
P
Đi bộ, quay đầu
Đi bộ thẳng và không nói trên máy đi bộ ở tốc độ 5,5 km/h cùng với việc quay đầu từ bên này sang bên kia trong 1 min (khoảng mười lần), sau đó quay lên và xuống trong 1 min (khoảng mười lần).
Tổng thời gian: 2 min.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
P
Đi bộ, nói
Đi bộ thẳng trên máy đi bộ ở tốc độ 5,5 km/h, nói to, (như giao tiếp với đồng nghiệp), đoạn có ngữ điệua hoặc đoạn văn bản tương đương trong 2 min.
9
Đứng yên
Đứng yên, thẳng, không di chuyển đầu, và không nói trong 2 min.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH Đối với bài tập vận động 6, 7, và 8, dự kiến sử dụng gió thổi ngang theo quy định trong 11.1.10.
a Văn bản tương đương ở các ngôn ngữ khác được lựa chọn sao cho nó bao gồm cả chuyển động cơ mặt quan sát được trong khi nói. Văn bản có ngữ điệu trong tiếng anh được lựa chọn bởi vì nó gồm cả chuyển động cơ mặt. Nếu có thể, tốt hơn lựa chọn văn bản có độ dài câu và cụm từ giống với đoạn có ngữ điệu.
Bảng B.2 - Bài tập vận động 2
Bài tập vận động số
Gió ngang đối với PTBVCQHH loại L
Bài tập vận động thử
1
Thích nghi với môi trường
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2
Đứng yên
Đứng yên, thẳng, không di chuyển đầu, và không nói trong 2 min.
2a
Hydrat hóa (nếu phương tiện có một bộ phận hydrat hóa)
Trong khi đứng yên, vận hành bộ phận hydrat hóa hai lần trong khoảng thời gian 1 min. Thực hiện theo qui trình của nhà sản xuất, bảo đảm là hệ thống hydrat hóa chứa đầy cách xa chụp hô hấp từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc qui trình thử.
3
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Giơ tay lên và xuống
Trong khi đứng và không nói, giơ cánh tay lên phía trên đầu, nhìn lên, sau đó nhìn xuống sàn, 15 lần trong 2 min.
4
Ngồi xổm
Với cả hai chân, uốn cong hoàn toàn đầu gối mười lần trong vòng 1 min, không dịch chuyển đầu.
5
Bàn tay và đầu gối, quay đầu
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tổng thời gian: 2 min.
6
P
Đi bộ
Đi bộ thẳng trên máy đi bộ ở tốc độ 5,5 km/h mà không di chuyển đầu và không nói trong 2 min.
7
P
Đi bộ, quay đầu
Đi bộ thẳng và không nói trên máy đi bộ ở tốc độ 5,5 km/h cùng với việc quay đầu từ bên này sang bên kia trong 1 min (khoảng mười lần), sau đó quay lên và xuống trong 1 min (khoảng mười lần).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8
P
Đi bộ, nói
Đi bộ thẳng trên máy đi bộ ở tốc độ 5,5 km/h, nói to, (như giao tiếp với đồng nghiệp), đoạn có ngữ điệua hoặc đoạn văn bản tương đương trong 2 min.
9
Nhảy lò cò
Trong khi đứng trên máy đi bộ đứng yên, nhảy lò cò một chân năm lần. Chân nhấc cao hẳn so với sàn ở từng lần nhảy. Nghỉ khoảng 10 s, đổi chân, và nhảy lò cò thêm năm lần nữa. Nghỉ cho đến khi bắt đầu phút thứ hai. Lặp lại bài tập vận động nhảy lò cò. Nghỉ cho đến khi kết thúc phút thứ hai.
(Có thể chấp nhận một tay vịn hỗ trợ để duy trì sự cân bằng trong khi nhảy lò cò)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đứng yên
Đứng yên, thẳng, không di chuyển đầu, và không nói trong 2 min.
10A
Đổi chiều
Đứng yên, vận hành bộ điều khiển đổi chiều đến vị trí lựa chọn. Đợi khoảng 15 s, bật lại bộ điều khiển đến vị trí ban đầu.
Đợi trong 15 s và đặt trở lại van đến vị trí lựa chọn. Đứng yên cho đến khi hết 1 min tính từ thời điểm bắt đầu bài tập vận động, sau đó lặp lại các động tác từ 1 đến 10
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Thời gian lịch trình thử: 20 min cộng với thời gian cho phép thử tùy chọn.
CHÚ THÍCH Đối với bài tập vận động 6, 7, và 8, gió thổi ngang theo quy định trong 11.1.10 được dự kiến sử dụng.
a Văn bản tương đương ở các ngôn ngữ khác được lựa chọn sao cho nó bao gồm cả chuyển động cơ mặt quan sát được trong khi nói. Văn bản có ngữ điệu trong tiếng Anh được lựa chọn bởi vì nó gồm cả chuyển động cơ mặt. Nếu có thể, tốt hơn lựa chọn văn bản có độ dài câu và cụm từ giống với đoạn có ngữ điệu.
Bảng B.3 - Hydrat hóa
Bài tập vận động của phép thử
Lấy đường nối hydrat hóa khỏi cổng giữ trên chụp hô hấp.
Lấy bình nước ra khỏi túi bao.
Tháo miếng chặn bảo vệ bình nước
Nhấc bình lên gần với chụp hô hấp.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu khớp, mở van hydrat hóa để đưa miếng che miệng phía trong lên ngang với miệng.
Để bình nước úp xuống phía trên vùng mắt.
Thổi vào bình nước để tạo ra một áp lực cho nước chảy vào miệng.
Uống theo yêu cầu, đảm bảo là bình đựng nước chịu áp lực nhẹ để dễ dàng uống.
Mỗi lần uống xong, hạ thấp bình nước, và thổi qua ống hút để làm sạch nước.
Đóng van hydrat hóa (nếu lắp) để chặn ống hút phía bên trong.
Đặt ống nối hydrat hóa để uống phía bên ngoài lên cổng giữ trên chụp hô hấp.
Lắp lại miếng chặn bảo vệ bình nước
Đặt bình nước vào túi mang bên thắt lưng, nếu có yêu cầu.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Bài tập vận động số
Bài tập vận động thử
Tính kết quả
11
Trong khi đứng trên máy đi bộ không chuyển động, PTBVCQHH tổ hợp hoặc PTBVCQHH có nhiều chức năng phải được cài đặt từ một chế độ vận hành sang chế độ khác; và sau 1 min, đặt trở lại hệ ban đầu (nếu tương thích với thiết kế)
Tính độ rò rỉ như chỉ rõ trong 11.2.2, 11.3.2.2, 11.3.3.2, hoặc 11.4.1.4 (khi phù hợp) đối với các bài tập vận động thử 2-11.
Phụ lục C
(quy định)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
C.1 Nguyên tắc
Phép thử này dùng để xác định xem phương pháp nào sẽ được dùng để xác định độ rò rỉ vào bên trong, đặc biệt trong trường hợp còn nghi ngờ. Nén không khí ở một áp suất quy định vào vật liệu của chụp hô hấp/ hoặc chỗ tiếp xúc với chụp hô hấp của người đeo. Những chỗ đó được làm ướt bằng chất lỏng và có một màng chất lỏng tương tự phủ trên bề mặt của nó. Nếu bong bóng thoát ra liên tục từ bề mặt phía trên, vật liệu được đánh giá là xốp và sử dụng phương pháp lưu huỳnh hexaflorua. Nếu không có bong bóng thoát ra liên tục, phương pháp lưu huỳnh hexaflorua và phương pháp sol khí được lựa chọn tương đương nhau.
C.2 Thiết bị thử trạng thái xốp của vật liệu
- Cơ cấu giữ mẫu
Cơ cấu giữ mẫu được thể hiện trên Hình C.1.
Bình hình trụ có đường kính trong từ 50 mm đến 90 mm, tùy thuộc vào kích thước của mẫu thử được đánh giá, bịt mẫu thử ở trên miệng bình bằng một cơ cấu kẹp. Cơ cấu giữ mẫu có thể được lắp một cái gioăng để đảm bảo kín mẫu thử.
- Chất lỏng thử
Một lít nước trong đó hòa tan một vài giọt tác nhân thử (dung dịch làm mềm hoặc làm sạch).
- Thiết bị đo áp suất
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
C.3 Chuẩn bị mẫu thử
Mẫu thử phải được cắt từ PTBVCQHH sao cho đánh giá có thể được thực hiện trên tất cả các vật liệu và các đường liên kết. Các mẫu thử phải đủ lớn để che phủ cơ cấu giữ mẫu.
C.4 Cách tiến hành
Ngâm mẫu thử sâu vào trong chất lỏng thử khoảng 15 mm trong một khoảng thời gian không ít hơn 3 min. Lấy mẫu thử ra khỏi chất lỏng thử và kẹp mẫu thử trong cơ cấu giữ mẫu. Rót một lượng dung dịch thử vừa đủ lên bề mặt mẫu thử để tạo thành một màng liên tục. Nén không khí vào bề mặt dưới của mẫu thử cho đến khi bong bóng thoát ra, hoặc đến khi áp suất tăng tối đa đến 100 mbar, tùy theo trường hợp nào xảy ra trước tiên. Nếu có bong bóng xuất hiện trên bề mặt trên của mẫu thử, vật liệu được coi là xốp. Lặp lại phép thử trên các mẫu thử khác (xem C.3).
CHÚ DẪN
1 Cơ cấu giữ mẫu
2 Thiết bị đo áp suất
3 Van chặn
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5 Van chặn
6 Bình ổn áp
7 Nguồn cấp khí
a Mẫu thử
b Vòng kẹp
c Kẹp
d Gioăng
CHÚ THÍCH 1 Cơ cấu giữ mẫu là một bình hình trụ, kẹp mẫu thử ở phía trên bằng một vòng kẹp và kẹp. Lắp một gioăng để làm kín mẫu thử.
CHÚ THÍCH 2 Van chặn cấp không khí trực tiếp vào cơ cấu giữ mẫu.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH 4 Van chặn đưa trực tiếp không khí vào thiết bị đo áp suất.
CHÚ THÍCH 5 Bình chứa không khí có dung tích khoảng 2,5 I được nối với cơ cấu giữ mẫu. Điều này đảm bảo tốc độ dòng khí cần để duy trì áp suất không đổi sao cho sự thất thoát không khí qua mẫu thử khi bắt đầu có bong bóng sẽ không giảm nghiêm trọng về tốc độ tăng áp suất.
Hình C.1 - Cách bố trí phép thử điển hình để xác định trạng thái xốp
(quy định)
D.1 Bảng phân tích các thành phần cơ bản (PCA)
Sử dụng Bảng phân tích các thành phần cơ bản (PCA) theo quy định trong ISO/TS 16976-2:2010, 8.3.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
D.2 Cấu tạo của bảng PCA
Để dựng bảng PCA, đo mười kích thước bề mặt trong số 18 kích thước bề mặt theo ISO/TS 16976-2:2010, Điều 4 và Phụ lục B.
Sau đó tính thành phần cơ bản đầu tiên (PC1) và thành phần cơ bản thứ hai (PC2) theo quy định trong ISO/TS 16976-2:2010, 8.3.
CHÚ DẪN
X Thành phần cơ bản đầu tiên
Y Thành phần cơ bản thứ hai
Hình D.1 - Bảng PCA dựa trên hai thành phần cơ bản với các ô được đánh số từ #1 đến #8
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11953-1:2017 (ISO 16900-1:2014) về Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp - Phương pháp thử và thiết bị thử - Phần 1: Xác định độ rò rỉ khí vào bên trong
Số hiệu: | TCVN11953-1:2017 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11953-1:2017 (ISO 16900-1:2014) về Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp - Phương pháp thử và thiết bị thử - Phần 1: Xác định độ rò rỉ khí vào bên trong
Chưa có Video