Nhiệt độ buồng bơm: |
200°C |
Nhiệt độ lò: |
200°C |
Cột: |
cột thủy tinh, chiều dài (2,5 - 3,0) m, đường kính ngoài 1/8”, được nhồi với: 15% Carbowax 20M, TPA trên Chromsorb WHP 100/120mesh. hoặc 10% Carbowax 20M, 2% KOH trên Chromsorb WHP 100/120 mesh hoặc cột thủy tinh, chiều dài (4,0 - 5,0) m, đường kính ngoài 1/8” được nhồi với 15 % SP 1200, 1% H3PO4 trên Chromsorb WAW 100/120 mesh. |
Nhiệt độ nhiệt phân: |
480°C |
Khí mang: |
Argon, heli hoặc nitơ với tốc độ dòng khoảng 20 ml/min. |
Cặp: |
trực tiếp giữa cột GC và lò nhiệt phân, hoặc sử dụng mặt phân cách được gia nhiệt ở 250 °C. |
Các thay đổi sau được xem là phù hợp để xác định các alkyl phenyl N-nitrosamin: |
|
Nhiệt độ buồng bơm: |
150°C. |
Nhiệt độ lò: |
khoảng (120-130) °C. |
Cột: |
bằng thủy tinh dài 2,0 m, đường kính ngoài 1/4”, đường kính trong 2,0 mm, được nhồi với: 10 % OV-101 trên Chromsorb WHP 80/100mesh hoặc: 3 % OV-225 trên Chromsorb WHP 80/100 mesh. |
Nhiệt độ nhiệt phân: |
480°C. |
Nhiệt độ mặt phân cách: |
250°C. |
VÍ DỤ 2: Cột mao quản
Nhiệt độ buồng bơm:
200°C
Nhiệt độ lò:
60 °C, 230 °C (10 °C/min).
Cột:
25,0 m silica được nung chảy 0,53 mm FFAP 1 µm.
Nhiệt độ nhiệt phân:
480°C.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
250°C.
Hoặc:
Nhiệt độ buồng bơm:
50°C 1 min, 200 °C (75 °C/min),
Nhiệt độ lò:
40°C 7 min, 60 °C (1 °C/min), 230 °C (14°C/min).
Cột:
30,0 m silica được nung chảy 0,53 mm, film SE-54, 2 mm.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
480°C.
Nhiệt độ mặt phân cách:
250°C.
7.1. Thôi nhiễm từ núm ty và ty giả
7.1.1. Cân tối thiểu 40 g núm ty cho ăn hoặc núm ty được lấy từ ty giả. Chuyển vào cốc có mỏ chứa nước cất sôi và đun sôi trong 10 min, sử dụng lượng nước tối thiểu cần thiết để làm ngập núm ty. Dùng kẹp hoặc kìm gắp để lấy ty giả ra khỏi nước. Để nguội xuống nhiệt độ phòng và sau đó cắt mỗi núm ty thành hai phần theo chiều dọc và để khô trong không khí.
7.1.2. Cân ít nhất 10 g núm ty đã chuẩn bị, chính xác đến 0,1 g và cho vào bình nón 50 ml. Dùng pipet lấy 40,0 ml dung dịch nước bọt nhân tạo (5.8) cho vào bình. Đậy bình bằng nút thủy tinh được mài nhám và lắc nhẹ nhàng để bảo đảm toàn bộ núm ty được ngập trong dung dịch, để bình đã đậy kín trong tủ sấy (6.2) ở nhiệt độ (40 ± 2) °C trong 24 h (±30 min).
CHÚ THÍCH: Nếu lấy khối lượng núm ty lớn hơn 10 g, thì trong quá trình phân tích, thuốc thử và bình chứa sử dụng phải tăng tỷ lệ, riêng thể tích của dung dịch chuẩn nội (5.19) vẫn là 1,0 ml.
7.1.3. Gạn dung dịch trong bình vào ống đong 50 ml, đậy kín bằng nút thủy tinh nhám. Rửa núm ty bằng 4,0 ml dung dịch nước bọt nhân tạo (5.8) và đổ sang ống đong. Pha loãng bằng nước cất đến 50,0 ml và trộn.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.1.5. Dung dịch còn lại (40,0 ml) là Dung dịch A.
7.2. Phân lập N-nitrosamin trong Dung dịch A
7.2.1. Dùng pipet lấy 1,0 ml dung dịch chuẩn nội (5.19) và 1,0 ml dung dịch natri hyđroxit (5.13) cho vào dung dịch A (7.1.5) được đựng trong ống đong.
CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng Phương pháp A hoặc Phương pháp B để làm sạch dung dịch thử.
Phương pháp A
7.2.2. Thêm 25 g Kieselguhr hoặc vật liệu tách phù hợp (5.10) vào cột thủy tinh đường kính trong 26 mm (6.3) được đậy kín đáy bằng bông thủy tinh (6.9). Phủ lên đầu cột bằng thủy tinh được nung chảy (5.16) hoặc một lớp cát dày khoảng 1 cm (5.22).
Khi nhồi đầy cột, nhẹ nhàng gõ ngoài thành cột để chất nhồi được đồng đều hơn.
7.2.3. Đậy nút và lắc ống đong chứa dung dịch (7.2.1) và từ từ rót vào cột (7.2.2) Kieselguhr đã chuẩn bị, hoặc cột tương tự.
Phân bố mẫu dưới dạng pha tĩnh trên vật liệu nền xốp trong khoảng 10 min đến 15 min. Vẫn còn một khoảng khô có chiều rộng khoảng 50 mm đến 70 mm ở phần dưới cột.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH: Trong quá trình rửa giải bằng điclometan, khoảng khô bị thu hẹp lại còn 15 mm đến 30 mm. Quan sát dễ dàng quá trình này do sự thấm ướt khác nhau của mẫu và thấm ướt điclometan của Kieselguhr, hoặc vật liệu tương tự. Điều này rất quan trọng để khoảng khô không bị kiệt dung môi, mặt khác mẫu thử có thể chứa nước.
Phương pháp B
7.2.5. Đậy nắp và lắc ống đong chứa dung dịch (7.2.1) và đổ từ từ vào phễu chiết (6.10).
7.2.6. Thêm tối thiểu 20 ml điclometan (5.9) và lắc mạnh trong 1 min. Để các pha lỏng tách pha và, nếu cần thiết, ly tâm để phá vỡ nhũ tương hình thành. Lấy lớp bên dưới và đổ qua 30 g natri sulfat đã được làm sạch trước hoặc phễu lọc chiết pha thích hợp (5.20) vào bình K-D, hoặc dụng cụ tương tự (6.5).
7.2.2. Lặp lại quy trình trong 7.2.6 hai lần nữa.
7.2.8. Rửa natri sulfat hoặc phễu lọc tách pha thích hợp (5.20) bằng 25 ml điclometan (5.9) và cho vào bình K-D hoặc dụng cụ tương tự (6.5).
Làm giàu N-nitrosamin trong dung dịch A
7.2.9. Cho 2 ml n-hexan (5.11) và hai hoặc ba hạt chống sục (5.15) vào bình K-D hoặc dụng cụ tương tự (6.5) chứa dịch chiết từ Phương pháp A hoặc Phương pháp B. Gắn bộ làm mát không khí vào bình K-D hoặc dụng cụ tương tự (6.5). Cô đặc dung dịch còn 4 ml đến 6 ml trong nồi cách thủy (6.6) hoặc dụng cụ tương tự, bắt đầu ở (40 ± 2) °C và tăng chậm đến (60 ± 2) °C (khoảng 2 °C/min) để tránh làm mất mẫu. Để nguội dung dịch và rửa thành bình bay hơi và hệ thống cô đặc bằng khoảng 2 ml điclometan (5.9).
7.2.10. Tháo bộ làm mát không khí ra khỏi bình K-D, hoặc dụng cụ tương tự (6.5). Từ từ thổi nitơ (5.14) qua dung dịch trong bộ cô để dung dịch giảm xuống còn khoảng 1 ml. Để cân bằng với nhiệt độ phòng và sau đó chuyển sang ampun có viền mép (6.7) và đậy bằng septa và vòng bích (6.7)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.3. Phân lập các chất có khả năng chuyển hóa thành N-nitrosamin ở dạng N-nitrosamin trong Dung dịch B
7.3.1. Dùng pipet lấy 1,0 ml dung dịch axit clohyđric (5.12) vào Dung dịch B (7.1.4) và lắc để trộn (giá trị pH của dung dịch khoảng 1,4). Để yên ở chỗ tối 30 min.
7.3.2. Dùng pipet cho thêm 2,0 ml dung dịch natri hyđroxit (5.13) để kiềm hóa dung dịch và 1,0 ml dung dịch chuẩn nội (5.19) và lắc.
CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng phương pháp C hoặc Phương pháp D để làm sạch dung dịch thử.
Phương pháp C
7.3.3. Chuẩn bị 8 g Kieselguhr, hoặc vật liệu tách phù hợp khác (5.10) và cột như mô tả trong 7.2.2, sử dụng cột thủy tinh có đường kính trong 15 mm (6.4).
7.3.4. Đưa dung dịch (7.3.2) lên cột này như mô tả trong 7.2.3.
7.3.5. Rót từ 25 ml đến 30 ml điclometan (5.9) lên cột và thu lại dịch chiết (khoảng 15 ml) như mô tả trong 7.2.4.
Phương pháp D
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.3.7. Thêm tối thiểu 10 ml điclometan (5.9) và lắc mạnh trong 1 min. Thu lớp hữu cơ bên dưới vào bình K-D, hoặc dụng cụ tương tự, như mô tả trong 7.2.6.
7.3.8. Lặp lại quy trình trong 7.3.7 hai lần nữa.
7.3.9. Rửa natrisulfat hoặc phễu lọc tách pha (5.20) như mô tả trong 7.2.8 và cho vào bình K-D, hoặc dụng cụ tương tự (6.5).
Làm giàu các hợp chất có khả năng chuyển hóa thành N-nitrosamin dưới dạng N-nitrosamin trong Dung dịch B
7.3.10. Cô đặc dịch chiết từ Phương pháp C hoặc Phương pháp D đến thể tích cuối cùng khoảng 1 ml như mô tả trong 7.2.9 và 7.2.10.
7.4. Thử mẫu trắng
Phép thử này được thực hiện bằng cách tiến hành tất cả các quy trình từ 7.1.2 đến 7.3.9 mà không có núm ty và không có bước thôi nhiễm (7.1.2).
7.5. Sắc ký
Bơm từ 1 µl đến 10 µl dịch chiết vào GC/detector phát quang hóa học ở các điều kiện tối ưu (6.13). Cũng phân tích một thể tích tương tự đối với dung dịch chuẩn (5.18) và dung dịch chuẩn nội (5.19).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.1. Hàm lượng N-nitrosamin của Dung dịch A
8.1.1. Tính toán hàm lượng của từng N-nitrosamin sử dụng Công thức (1) và (2).
(2)
trong đó:
M là lượng N-nitrosamin thôi nhiễm từ mẫu vào dung dịch thử nước bọt tính bằng µg/kg, được hiệu chỉnh bằng so sánh với tỉ lệ thu hồi chuẩn nội NDiPA được thêm vào;
F là hệ số được tính toán từ Công thức (2);
(2)
Trong đó:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
là diện tích pic của chuẩn nội NDiPA được thu hồi từ Dung dịch thử A
C là nồng độ của N-nitrosamin xác định được trong dung dịch chuẩn tính bằng µg/l;
G là phần vật liệu mẫu được cân, tính bằng g;
ANASTD là diện tích pic của N-nitrosamin xác định được trong dung dịch chuẩn;
là diện tích pic khi bơm trực tiếp chuẩn nội NDiPA, tính bằng µl;
ANASTD là thể tích của chuẩn N-nitrosamin được bơm vào, tính bằng µl;
là thể tích của chuẩn nội NDiPA, tính bằng µl.
8.1.2. Tính toán tổng hàm lượng N-nitrosamin bằng cách cho thêm vào một lượng từng N-nitrosamin riêng lẻ phát hiện được. Nếu không nhận được pic đặc trưng cho mỗi N-nitrosamin riêng lẻ, nghĩa Ià 3 lần chỉ nhận được tín hiệu nhiễu của đường chuẩn, thì phải báo cáo là “không phát hiện được” hoặc “ND” và giá trị được xử lý bằng “không”.
CHÚ THÍCH: Sản phẩm sẽ phù hợp với Chỉ thị 93/11/EEC nếu có tổng hàm lượng N-nitrosamin phát hiện được ít hơn 0,01 mg/kg elastome hoặc cao su, sau khi áp dụng dung sai phân tích trong Điều 9.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.2.1. Tính toán hàm lượng từng N-nitrosamin riêng lẻ phát hiện được bằng sử dụng Công thức (2) và (3). Hàm lượng của từng N-nitrosamin xác định được, được tính trong Dung dịch A phải được trừ từ các giá trị thu được.
(3)
Trong đó
M là hàm lượng N-nitrosamin thôi nhiễm từ mẫu vào dung dịch thử nước bọt tính bằng µg/kg, được hiệu chỉnh bằng cách so sánh với tỉ lệ thu hồi chuẩn nội NDiPA được thêm vào;
F là hệ số được tính toán từ Công thức (2);
ANA là diện tích pic của N-nitrosamin thôi nhiễm xác định được từ mẫu vào dung dịch thử nước bọt (Dung dịch B);
là diện tích pic của dung dịch chuẩn nội NDiPA được thu hồi từ Dung dịch thử B.
8.2.2. Tính toán tổng hàm lượng các chất có khả năng chuyển hóa thành N-nitrosamin bằng cách cho thêm vào một lượng từng chất có khả năng chuyển hóa thành N-nitrosamin riêng lẻ phát hiện được, được hiệu chỉnh đối với lượng của từng N-nitrosamin được tính trong dung dịch A. Nếu không nhận được pic đặc trưng cho mỗi N-nitrosamin riêng lẻ, nghĩa là 3 lần chỉ nhận được tín hiệu nhiễu của đường chuẩn, thì phải báo cáo là “không phát hiện được” hoặc “ND” và giá trị được xử lý bằng “không”.
CHÚ THÍCH: Sản phẩm sẽ phù hợp với Chỉ thị 93/11/EEC nếu có tổng hàm lượng các chất có khả năng chuyển hóa thành N-nitrosamin phát hiện được ít hơn 0,1 mg/kg elastome hoặc cao su, sau khi áp dụng dung sai phân tích trong Điều 9.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9.1. Bất kỳ kết quả phân tích nào thu được trong Điều 8 lớn hơn giới hạn quy định trong 8.1.2 và phải áp dụng dung sai phân tích trong 9.2 để tính được kết quả phân tích.
9.2. Dung sai phân tích cho N-nitrosamin: 0,01 mg/kg.
Dung sai phân tích cho các chất có khả năng chuyển hóa thành N-nitrosamin: 0,1 mg/kg.
CHÚ THÍCH: Dung sai phân tích được yêu cầu có tính đến các thay đổi vốn có trong phép đo được chỉ ra bởi các phép thử liên phòng thí nghiệm.
9.3. Các sản phẩm được cho là phù hợp với Chỉ thị 93/11/EEC nếu kết quả phân tích tính được nhỏ hơn các giới hạn được quy định trong 8.1.2 và 8.2.2.
Kết quả phân tích N-nitrosamin, 0,018 mg/kg
Hiệu chỉnh phân tích 0,01 mg/kg
Kết quả phân tích được tính = 0,018 mg/kg - 0,01 mg/kg = 0,008 mg/kg.
Điều này được cho là phù hợp với Chỉ thị 93/11/EEC (giới hạn N-nitrosamin, 0,01 mg/kg).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10.1. Nếu tổng hàm lượng N-nitrosamin biểu kiến xác định được trong dung dịch thử nước bọt lớn hơn, hoặc bằng với các giới hạn được quy định trong 8.1.2 và 8.2.2, các N-nitrosamin phát hiện được và khối lượng của chúng phải được xác nhận lại bằng một trong các cách sau:
a) Cho một phần dung dịch thử còn lại vào một lọ thủy tinh nhỏ trong suốt với UV và cho bức xạ UV đi qua (3 h, bước sóng 366nm) cùng với một dung dịch chuẩn được chuẩn bị tương tự (5.19) trong một lọ riêng. Trong phân tích GC, các pic tương ứng với sự có mặt của N-nitrosamin sẽ không xuất hiện hoặc phân hủy. Tuy nhiên, nếu pic mẫu không bị khử sau khi chiếu xạ, pic cơ bản sẽ ở vị trí sai và không yêu cầu khảo sát thêm sự có mặt của N-nitrosamin.
b) Sử dụng ít nhất một cột khác với pha tĩnh có độ phân cực khác; hoặc
c) bằng phổ khối lượng.
10.2. Nếu xuất hiện một số pic không tương ứng với N-nitrosamin sau khi thực hiện các quy trình trên, tính toán lại tổng hàm lượng N-nitrosamin bao gồm chỉ các pic đó tùy thuộc vào N-nitrosamin.
11.1. Các tiến hành phân tích phòng thí nghiệm phải được báo cáo với kết quả thử chính xác, rõ ràng và không mập mờ và tất cả các thông tin liên quan khác phải phù hợp với EN 45001. Tốt nhất là bao gồm cả kết quả phân tích và kết quả tính toán đối với từng N-nitrosamin và tổng hàm lượng N-nitrosamin và các chất có khả năng chuyển hóa thành nitrosamin.
11.2. Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:
a) Tên và địa chỉ của phòng thử nghiệm và vị trí phép thử được thực hiện nếu khác với địa chỉ phòng thử nghiệm.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Mô tả và nhận dạng mẫu phòng thí nghiệm;
d) Mô tả quy trình lấy mẫu, nếu có liên quan;
e) Ngày nhận mẫu phòng thí nghiệm, và ngày thực hiện thử và
f) Nhận dạng yêu cầu thử hoặc mô tả quy trình phân tích.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bestimmung von Nitrosaminen in bestimmten Bedarfsgegenständen (Babysauger), Bundesgesundheitsblatt 27, Nr. 5, Mai 1984, Seiten 160 bis 162 (Germany).
[2] Directive 93/11/EEC Commission Directive 93/11/EEC of 15 March 1993 concerning the release of the N-nitrosamines and N-nitrosatable substances from elastome or rubber teats and soothers.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10069:2013 (EN 12868:1999) về Đồ dùng trẻ em - Phương pháp xác định sự giải phóng N-Nitrosamin và các chất có khả năng chuyển hóa thành N-Nitrosamin từ núm ty và ty giả làm bằng Elastome hoặc cao su
Số hiệu: | TCVN10069:2013 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10069:2013 (EN 12868:1999) về Đồ dùng trẻ em - Phương pháp xác định sự giải phóng N-Nitrosamin và các chất có khả năng chuyển hóa thành N-Nitrosamin từ núm ty và ty giả làm bằng Elastome hoặc cao su
Chưa có Video