Các vitamin |
|
Vitamin A (mg) |
800* |
Vitamin D (mg) |
5** |
Vitamin C (mg) |
100 |
Vitamin K (mg) |
60 |
Các vitamin |
|
Thiamin (mg) |
1,2 |
Riboflavin (mg) |
1,2 |
Niacin (mg NE) |
15** |
Vitamin B6 (mg) |
1,3 |
Folate (mg DFE) |
400 |
Vitamin B12 (mg) |
2,4 |
Pantothenate (mg) |
5 |
Biotin (mg) |
30 |
Chất khoáng |
|
Calcium (mg) |
1,000 |
Magie (mg) |
300 |
Sắt (mg) |
14 |
Kẽm (mg)** |
11 [hấp thụ thức ăn 30 %; thức ăn hỗn hợp và thức ăn dùng cho chế độ ăn kiêng, không tính đến các loại hạt ngũ cốc chưa tinh chế hoặc hạt ngũ cốc có tỷ lệ chiết xuất cao (> 90 %) bột] 14 (hấp thụ thức ăn 22 %; thức ăn từ ngũ cốc, với > 50 % năng lượng từ hạt ngũ cốc hoặc các loại đậu và một lượng không đáng kể protein động vật được ăn vào) |
Iốt (mg) |
150 |
Đồng |
Các giá trị sẽ được thiết lập |
Selen (mg) |
60 |
Mangan (mg) |
3 |
Molybden (mg) |
45 |
Chất khác |
|
Protein (g) |
45 |
* Khi công bố hàm lượng β-caroten (provitamin A) phải sử dụng hệ số chuyển đổi: 1 mg retinol = 6 mg β-caroten". |
Hệ số chuyển đổi đối với niacin và folat tương đương
Vitamin
Thức ăn tương đương
Niacin
1 mg đương lượng niacin (NE) =
1 mg niacin
60 mg tryptophan
Folat
1 mg đương lượng folat (DFE) =
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,6 mg axit folic bổ sung vào thức ăn hoặc như chất bổ sung vào thực phẩm
0,5 mg axit folic bổ sung vào dạ dày rỗng
Các hệ số chuyển đổi đối với vitamin tương đương trong Bảng sẽ hỗ trợ cung cấp thông tin cho các cơ quan có thẩm quyền để xác định việc áp dụng NRV.
3.4.4.2 NRV-NCD
Mức ăn vào không được vượt quá:
Natri 2 000 mg10
Mức ăn vào đạt được:
Kali 3 500 mg10
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.4.6 Hàm lượng cacbohydrat dễ hấp thụ phải được ghi nhãn là "cacbohydrat". Nếu công bố các loại cacbohydrat, thì việc công bố phải được ghi ngay sau hàm lượng cacbohydrat tổng số theo mẫu sau:
"cacbohydrat... g, trong đó đường .... g"
Điều này có thể được ghi: "x".... g
Trong đó "x” là tên cụ thể của thành phần bất kỳ cacbohydrat khác.
3.4.7 Khi công bố hàm lượng và/hoặc loại axit béo hoặc lượng cholesterol, thì công bố này phải đưa ra ngay sau công bố tổng chất béo theo 3.4.3.
Có thể sử dụng mẫu ghi nhãn như sau:
Tổng chất béo
… g
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
axit béo bão hòa
… g
axit béo dạng trans
… g
axit béo chưa bão hòa đơn
… g
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
… g
Cholesterol
... mg
3.5 Dung sai cho phép và sự phù hợp
3.5.1 Cần thiết lập các giới hạn dung sai cho phép liên quan đến sức khỏe cộng đồng, hạn sử dụng, độ chính xác của các phương pháp phân tích, sự thay đổi trong quá trình chế biến, tính không ổn định vốn có và sự biến đổi của chất dinh dưỡng trong sản phẩm và việc chất dinh dưỡng được bổ sung vào sản phẩm hay có mặt tự nhiên trong sản phẩm.
3.5.2 Các giá trị dùng để công bố dinh dưỡng phải là các giá trị khối lượng trung bình của các giá trị đặc trưng thu được từ phép phân tích các mẫu sản phẩm đại diện cho sản phẩm cần ghi nhãn.
3.5.3 Trong các trường hợp, khi sản phẩm đã có tiêu chuẩn thì các yêu cầu về dung sai cho phép công bố dinh dưỡng được thiết lập phải ưu tiên theo tiêu chuẩn đó.
4 Nguyên tắc và tiêu chí ghi nhãn dinh dưỡng
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khi việc ghi nhãn dinh dưỡng áp dụng bắt buộc hay tự nguyện, thì cần áp dụng các nguyên tắc của 8.1.1, 8.1.2, 8.1.3 và 8.2 trong TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, with Amendment 2010) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn. Các nội dung trong 8.1.1, 8.1.2 và 8.1.3 cần được áp dụng cho việc ghi nhãn dinh dưỡng bổ sung.
4.2 Quy định cụ thể về cách thể hiện
4.2.1 Những khuyến cáo này liên quan đến cách trình bày cụ thể để làm tăng tính rõ ràng của việc ghi nhãn dinh dưỡng. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền có thể xác định những biện pháp thể hiện thông tin dinh dưỡng bổ sung có tính đến cách tiếp cận và vấn đề thực tế và dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng.
4.2.2 Định dạng: Hàm lượng dinh dưỡng cần được công bố bằng số, dưới dạng bảng. Trường hợp không có đủ khoảng trống để định dạng bảng, thì việc công bố chất dinh dưỡng có thể được trình bày theo dạng hàng ngang.
4.2.3 Các chất dinh dưỡng cần được công bố theo thứ tự cụ thể do các cơ quan có thẩm quyền quy định và phải nhất quán trên sản phẩm thực phẩm.
4.2.4 Font chữ: kiểu font, kiểu chữ và cỡ chữ tối thiểu cũng như việc sử dụng chỉ số trên và chỉ số dưới phải do các cơ quan có thẩm quyền quy định để đảm bảo việc nhãn dinh dưỡng được rõ ràng.
4.2.5 Sự tương phản: sự tương phản đáng kể nên được duy trì giữa chữ viết và nền sao cho thông tin về dinh dưỡng được rõ ràng.
4.2.6 Thể hiện chữ số: việc thể hiện chữ số về hàm lượng dinh dưỡng cần phải phù hợp với quy định tại 3.4.
5 Thông tin dinh dưỡng bổ sung
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.2 Việc sử dụng thông tin dinh dưỡng bổ sung ghi trên nhãn là không bắt buộc và chỉ để bổ sung thêm nhưng không thể thay thế việc công bố chất dinh dưỡng, trừ khi nhóm đối tượng tiêu dùng có tỷ lệ mù chữ cao và/hoặc kém hiểu biết về dinh dưỡng. Với những đối tượng này, có thể sử dụng các biểu tượng của các nhóm thực phẩm hoặc sự trình bày bằng màu sắc hay hình ảnh để thể hiện những thông tin dinh dưỡng bổ sung mà không cần công bố dinh dưỡng.
5.3 Thông tin dinh dưỡng bổ sung ghi trên nhãn phải đi kèm với những chương trình phổ biến kiến thức để tăng cường sự hiểu biết cho người tiêu dùng và để người tiêu dùng có được những thông tin đó.
(Quy định)
Các nguyên tắc chung để thiết lập giá trị dinh dưỡng tham chiếu cho dân số nói chung
A.1 Giới thiệu
Những nguyên tắc áp dụng đối với việc thiết lập các giá trị dinh dưỡng tham chiếu (NRV) đối với dân số nói chung được xác định là trẻ trên 36 tháng. Những giá trị này có thể được sử dụng để giúp cho người tiêu dùng:
1) ước tính sự phân bố các sản phẩm đơn lẻ một cách tương đối để có một chế độ ăn uống lành mạnh;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các chính phủ khuyến khích sử dụng các NRV, hoặc cách khác, thì xem xét sự phù hợp của các nguyên tắc chung dưới đây bao gồm cả các mức chứng cứ cần thiết và các yếu tố bổ sung cụ thể cho một quốc gia hoặc khu vực trong việc thiết lập giá trị tham chiếu đối với mục đích ghi nhãn. Ví dụ, ở cấp quốc gia, các giá trị về thể trọng đối với dân số nói chung có thể được thiết lập bằng các giá trị tham chiếu, dựa trên khoa học về lượng ăn vào hàng ngày của từng nhóm tuổi theo giới tính và tỷ lệ của mỗi nhóm. Ngoài ra, có thể thiết lập giá trị tham chiếu về việc ghi nhãn thực phẩm có tính đến các yếu tố đặc thù mà ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng, cách sử dụng, hoặc các nhu cầu.
A.2 Định nghĩa
A.2.1
Giá trị tham chiếu ăn vào hàng ngày (Daily Intake Reference Values)
được sử dụng trong tiêu chuẩn này là các giá trị dinh dưỡng tham chiếu ăn vào do FAO/WHO cung cấp hoặc các cơ quan khoa học khác có thẩm quyền công nhận có thể xem xét thiết lập NRV dựa trên nguyên tắc và tiêu chí trong Điều 3. Các giá trị này có thể được biểu thị theo các cách khác nhau (ví dụ, giá trị đơn lẻ hoặc dải giá trị) và áp dụng cho dân số nói chung hoặc cho một nhóm người (ví dụ, các khuyến cáo đối với một độ tuổi cụ thể).
A.2.2
Mức dinh dưỡng riêng lẻ 98 (INL98) (Individual Nutrient Level 98)11
Giá trị tham chiếu của lượng ăn vào hàng ngày được ước tính để đáp ứng các yêu cầu về dinh dưỡng của 98 % người khỏe mạnh trong một giai đoạn cụ thể và trong nhóm giới tính cụ thể.
A.2.3
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Mức tối đa của lượng ăn vào thường xuyên từ tất cả các nguồn dinh dưỡng hoặc chất có liên quan được đánh giá là không có khả năng làm hưởng đến sức khỏe con người.
A.2.4
Phạm vi phân bố dinh dưỡng vĩ mô có thể chấp nhận được (AMDR) (Acceptable Macronutrient Distribution Range)
Phạm vi lượng ăn vào cho một nguồn năng lượng cụ thể liên quan đến việc giảm nguy cơ bệnh không liên quan đến chế độ ăn uống trong khi cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng cơ bản. Chất dinh dưỡng vĩ mô thường được biểu thị bằng phần trăm năng lượng đưa vào.
A.3 Nguyên tắc chung để thiết lập NRV
A.3.1 Chọn các nguồn dữ liệu thích hợp để thiết lập NRV
A.3.1.1 Các giá trị tham chiếu lượng ăn vào hàng ngày có liên quan do FAO/WHO cung cấp dựa trên đánh giá khoa học gần đây được coi là nguồn chính trong việc thiết lập NRV.
A.3.1.2 Các giá trị tham chiếu lượng ăn vào hàng ngày có liên quan phản ánh quan điểm độc lập gần đây của khoa học, từ các cơ quan khoa học có thẩm quyền đã được công nhận khác với FAO/WHO cũng có thể được xem xét. Ưu tiên cao hơn dành cho các giá trị mà bằng chứng đã được đánh giá thông qua quan điểm hệ thống.
A.3.1.3 Các giá trị tham chiếu lượng ăn vào hàng ngày cần phản ánh các khuyến cáo ăn vào đối với dân số nói chung.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.3.2.1 Chọn các chất dinh dưỡng và cơ sở thích hợp đối với NRV-R
A.3.2.1.1 NRV-R cần được dựa vào mức dinh dưỡng riêng lẻ 98 (INL98). Trong trường hợp không thiết lập được INL98 cho một chất dinh dưỡng đối với một phân nhóm dinh dưỡng cụ thể, thì có thể xem xét sử dụng giá trị tham chiếu khác hoặc các phạm vi do các cơ quan khoa học có thẩm quyền công nhận thiết lập. Nguồn gốc của các giá trị này cần được xem xét theo từng trường hợp cụ thể.
A.3.2.1.2 NRV-R chung cần được xác định bằng cách tính giá trị trung bình đối với một nhóm người được chọn trên 36 tháng tuổi. NRV-R do Ủy ban Codex đưa ra là dựa trên dải tuổi áp dụng rộng nhất đối với mỗi nam giới và nữ giới trưởng thành.
A.3.2.1.3 Để thiết lập NRV-R này, cần loại trừ các giá trị dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
A.3.2.2 Chọn các chất dinh dưỡng và cơ sở sử dụng thích hợp đối với NRV-NCD
A.3.2.2.1 Cần xem xét các tiêu chí sau đây khi chọn các chất dinh dưỡng để thiết lập NRV-NCD:
- Bằng chứng khoa học thuyết phục có liên quan 13/ bằng chứng khoa học đã được chấp nhận chung14 hoặc mức so sánh bằng chứng phân loại theo cấp15 đối với mối quan hệ giữa chất dinh dưỡng và nguy cơ bệnh không lây nhiễm, bao gồm cả dấu chứng sinh học đã được đánh giá xác nhận đối với các nguy cơ bệnh tật, cho ít nhất một nhóm dân số chính (ví dụ: người lớn).
- Tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng của nguy cơ bệnh dinh dưỡng không lây nhiễm.
A.3.2.2.2 Bằng chứng khoa học có liên quan đã được xem xét đối với các giá trị tham chiếu đối với lượng ăn vào hàng ngày phải sẵn có để xác định NRV-NCD là có thể áp dụng cho dân số nói chung.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.3.2.2.4 Để áp dụng thực tế trong việc ghi nhãn dinh dưỡng, NRV-NCD đơn lẻ dùng cho dân số nói chung cần được thiết lập cho mỗi chất dinh dưỡng đáp ứng các nguyên tắc và tiêu chí trong Phụ lục này.
A.2.2.2.5 NRV-NCD dùng cho dân số nói chung nên được xác định từ các giá trị tham chiếu lượng ăn vào hàng ngày đối với dân số nói chung hoặc người lớn, hoặc nếu theo giới tính là trung bình của nam giới trưởng thành và nữ giới trưởng thành.
A.3.2.2.6 Trường hợp tham chiếu lượng ăn vào hàng ngày dựa trên phần trăm năng lượng đưa vào, thì các NRV-NCD đơn lẻ nên biểu thị bằng gam hoặc miligam dựa trên lượng ăn vào tham chiếu của các dân số nói chung là 8370 kJ/2000 kcal.
Cơ quan có thẩm quyền có thể sử dụng NRV-NCD dựa vào năng lượng đưa vào tham chiếu là 8370 kJ/2000 kcal, hoặc có thể lấy được các giá trị tham chiếu để ghi nhãn dinh dưỡng dựa vào năng lượng đưa vào tham chiếu mà xem xét các yếu tố cụ thể cho sản phẩm.
A.3.3 Xem xét các giá trị tham chiếu lượng ăn vào hàng ngày đối với các mức trên
Việc thiết lập NRVs nói chung cần tính đến giá trị tham chiếu lượng ăn vào hàng ngày đối với các mức do FAO/WHO hoặc các tổ chức khoa học có thẩm quyền đã được công nhận khác thiết lập (Ví dụ mức ăn vào cao hơn, dải phân bố thành phần dinh dưỡng có thể chấp nhận được).
1 Xem thêm các Phụ lục đối với nguyên tắc chung về việc thiết lập các giá trị dinh dưỡng chuẩn.
2 Khi có nguồn gốc từ thực vật, thì chất xơ có thể bao gồm các phân đoạn của lignin và/hoặc các hợp chất khác kết hợp với polysaccharides trong thành tế bào thực vật. Các hợp chất này cũng có thể đo được bằng phương pháp phân tích nào đó đối với chất xơ. Tuy nhiên, các hợp chất như vậy không được bao gồm trong định nghĩa của chất xơ nếu bị chiết tách ra rồi cho lại vào thực phẩm.
3 Việc có nên bao gồm các cacbohydrat từ 3 đến 9 đơn vị monome nên để cho cơ quan có thẩm quyền quyết định.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5 Cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định biểu thị tổng lượng natri trong muối tương đương như "muối".
6 Các quốc gia có mức tiêu thụ các axit béo trans nên xem xét việc công bố các axit trans trong ghi nhãn dinh dưỡng.
7 Nguyên tắc chung và các định nghĩa có liên quan được sử dụng trong việc thiết lập các NRV này được xác định trong các Phụ lục A.
8 Giá trị này dựa vào năng lượng tham chiếu ăn vào 8370 kJ/2000 kcal.
9 Việc lựa chọn các chất dinh dưỡng này để thiết lập NRV là dựa vào 'bằng chứng thuyết phục" đối với mối quan hệ có nguy cơ về NCD như được xác định trong báo cáo Chế độ ăn uống, dinh dưỡng và ngăn ngừa các bệnh mãn tính. Bộ báo cáo kỹ thuật 916 của WHO, 2003.
10 Việc lựa chọn các chất dinh dưỡng này để thiết lập NRV dựa trên bằng chứng có chất lượng cao về mối quan hệ với dấu ấn sinh học (biomarker) đối với nguy cơ NCD ở người như đã báo cáo trong Hướng dẫn của WHO năm 2012 về natri và kali ăn vào của người lớn và trẻ em.
11 Có thể sử dụng các thuật ngữ khác cho khái niệm này, ví dụ, khẩu phần dinh dưỡng khuyến cáo (RDA), khẩu phần dinh dưỡng khuyến cáo hàng ngày (RDA), nhu cầu dinh dưỡng chuẩn (RNI) hay nhu cầu chuẩn của dân số (PRI).
12 Các quốc gia khác nhau có thể sử dụng các thuật ngữ khác cho khái niệm này.
13 Ở thời điểm này nguyên tắc của hướng dẫn đang được soạn thảo, định nghĩa và tiêu chí về "bằng chứng thuyết phục" từ báo cáo của FAO / WHO đã được sử dụng trong chế độ ăn kiêng, dinh dưỡng và ngăn ngừa các bệnh mãn tính. Bộ báo cáo kỹ thuật của WHO 96. WHO, 2003.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
15 Xem xét các hướng dẫn của WHO. Sổ tay phát triển hướng dẫn của WHO. Geneva, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 2012 (http://apps.who.in/iris/bitstream/10665/75146/1/9789241548441_eng.pdf).
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7088:2015 (CAC/GL 2-1985 sửa đổi 2013 và soát xét 2015) về Hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng
Số hiệu: | TCVN7088:2015 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7088:2015 (CAC/GL 2-1985 sửa đổi 2013 và soát xét 2015) về Hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng
Chưa có Video