Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

Thuật ngữ

Định nghĩa

2

Khái niệm chung

General conception

 

2.1

Thóc

Paddy

Hạt lúa chưa được bóc vỏ trấu

2.2

Gạo

Rice

Phần còn lại của hạt thóc thuộc các giống lúa (Oryza sativa.L) sau khi đã tách bỏ vỏ trấu, tách một phần hay toàn bộ cám và phôi.

2.3

Gạo lật (gạo lức)

Husked rice (brown rice, cargo rice)

Phần còn lại của thóc sau khi đã tách bỏ hết vỏ trấu.

2.4

Gạo trắng (gạo xát)

White rice (milled rice)

Phần còn lại của gạo lật sau khi tách bỏ một phần hoặc toàn bộ cám và phôi.

2.5

Gạo nếp

Glutinous rice (waxy rice)

Gạo thuộc giống lúa Oryza sativa L glutinoza có nội nhũ trắng đục hoàn toàn; có mùi, vị đặc trưng, khi nấu chín, hạt cơm dẻo, dính với nhau có màu trắng trong; thành phần tinh bột hầu hết là amylopectin.

2.6

Gạo thơm

Aromatic rice

Gạo có hương thơm đặc trưng.

2.7

Gạo đồ

Parboiled rice

Gạo được chế biến từ thóc đồ, gạo lật đồ, do đó tinh bột được hồ hóa hoàn toàn, sau đó được sấy khô.

2.8

Gạo mốc

Muddy rice

Gạo bị nhiễm nấm mốc, có thể đánh giá được bằng cảm quan.

2.9

Gạo bẩn

Dirty apparent rice

Gạo bị mất màu trắng tự nhiên do các chất lạ dính trên bề mặt hạt.

2.10

Chuyến hàng

Consignment

Một khối lượng gạo nhất định được xuất đi hoặc nhập về một lần, theo một hợp đồng nhất định hoặc theo hóa đơn xuất hàng. Chuyến hàng có một hoặc nhiều lô hàng.

2.11

Lô hàng

Lot

Khối lượng gạo xác định có cùng chất lượng, là một phần của chuyến hàng và được phép lấy mẫu để đánh giá chất lượng.

2.12

Mẫu

Sample

Khối lượng gạo của lô hàng được lấy ra theo một quy tắc nhất định.

2.13

Mẫu ban đầu (mẫu điểm)

Increment

Khối lượng gạo nhất định được lấy từ một vị trí trong lô.

2.14

Mẫu riêng

Separate sample

Gộp các mẫu ban đầu của một đơn vị bao gói.

2.15

Mẫu chung (mẫu gốc)

Bulk sample

Gộp các mẫu riêng hoặc mẫu ban đầu.

2.16

Mẫu trung bình

Laboratory sample

Khối lượng gạo nhất định được thành lập từ mẫu chung theo một qui tắc nhất định, dùng để làm mẫu lưu và mẫu phân tích.

2.17

Mẫu phân tích

Analysis sample

Khối lượng gạo được dùng trong phép phân tích.

3

Kích thước hạt gạo

Size of rice kernel

 

3.1

Kích thước hạt gạo

Size of rice kernel

Chiều dài và chiều rộng của hạt gạo không bị gãy vỡ tính bằng milimet

3.2

Chiều dài trung bình của hạt

Average length of rice kernel

Chiều dài trung bình của hạt được xác định bằng cách tính trung bình cộng chiều dài của 100 hạt gạo không gãy vỡ được lấy ngẫu nhiên từ mẫu gạo thí nghiệm.

3.3

Phân loại hạt

Classification of kernels

Gạo được phân tích theo chiều dài của hạt

3.3.1

Hạt rất dài

Very long kernel

Hạt có chiều dài lớn hơn 7 mm

3.3.2

Hạt dài

Long kernel

Hạt có chiều dài từ 6 mm đến 7 mm

3.3.3

Hạt ngắn

Short kernel

Hạt có chiều dài nhỏ hơn 6mm

4

Mức xát của gạo

Milling degree of rice

Mức độ tách bỏ phôi và các lớp cám trên bề mặt hạt gạo.

4.1

Gạo xát rất kỹ

Extra – well – milled rice

Gạo lật được loại bỏ hoàn toàn các lớp cám và phôi và một phần nội nhũ

4.2

Gạo xát kỹ

Well – milled rice

Gạo lật được loại bỏ hoàn toàn phôi, các lớp cám ngoài và phần lớn lớp cám trong.

4.3

Gạo xát vừa phải

Reasonable milled rice

Gạo lật được loại bỏ phần lớn phôi và các lớp cám.

4.4

Gạo xát bình thường

Ordinary - milled rice

Gạo lật được loại bỏ một phần phôi và các lớp cám.

5

Chỉ tiêu chất lượng của gạo

Quality factors of rice

 

5.1

Độ ẩm

Moisture

Lượng nước tự do của hạt, được xác định bằng phần trăm khối lượng bị mất trong quá trình sấy mẫu ở nhiệt độ 105oC đến khối lượng không đổi.

5.2

Tạp chất

Impurities (foreign matters), extraneous matters

Những vật chất không phải là gạo và thóc.

5.2.1

Tạp chất vô cơ

Inorganic impurities

Mảnh đá, kim loại, đất, gạch và tro bụi…lẫn trong gạo.

5.2.2

Tạp chất hữu cơ

Organic impurities

Hạt cỏ dại, trấu, cám, mảnh rơm, rác, xác sâu, mọt…lẫn trong gạo.

5.3

Hạt nguyên

Whole kernel

Hạt gạo không gãy vỡ và hạt có chiều dài bằng hoặc lớn hơn 9/10 chiều dài trung bình của hạt gạo.

5.4

Gạo nguyên (hạt mẻ đầu)

Head rice

Gạo gồm các hạt gạo có chiều dài lớn hơn 8/10 chiều dài trung bình của hạt gạo.

5.5

Tấm

Broken kernel

Hạt gạo gãy có chiều dài từ 2,5/10 đến 8/10 chiều dài trung bình của hạt gạo nhưng không lọt qua sàng Φ 1,4mm, và tùy từng loại gạo sẽ được quy định kích cỡ tấm phù hợp.

5.5.1

Tấm lớn

Big broken kernel, large broken kernel

Hạt gạo gẫy có chiều dài lớn hơn 5/10 đến 8/10 chiều dài trung bình của hạt gạo.

5.5.2

Tấm trung bình

Medium broken kernel

Hạt gạo gẫy có chiều dài từ 2,5/10 đến 5/10 chiều dài trung bình của hạt gạo.

5.6

Tấm nhỏ

Small broken kernel

Phần hạt gẫy có chiều dài nhỏ hơn 2,5/10 chiều dài của hạt gạo, lọt qua sàng Φ 2mm nhưng không lọt qua sàng Φ 1,4mm.

5.7

Tấm mẳn

Chip

Những mảnh gãy, vỡ lọt qua sàng Φ 1,4mm và không lọt qua sàn Φ 1,0mm.

5.8

Hạt lẫn loại

Other types

(contrasting classes, admixture)

Những hạt gạo khác giống, có kích thước và hình dạng khác với hạt gạo theo yêu cầu.

5.9

Hạt vàng

Yellow kernel

Hạt gạo có một phần hoặc toàn bộ nội nhũ biến đổi sang màu vàng rõ rệt

5.10

Hạt bạc phấn

Chalky kernel

Hạt gạo (trừ gạo nếp) có ¾ diện tích bề mặt trở lên có màu trắng đục như phấn.

5.11

Hạt bị hư hỏng

Damaged kernel

Hạt gạo bị giảm chất lượng rõ rệt do ẩm, sâu bệnh, nấm mốc, côn trùng phá hoại và/hoặc do nguyên nhân khác.

5.12

Hạt bị hư hỏng do nhiệt (áp dụng cho gạo đồ)

Heat damaged kernel

Hạt gạo bị thay đổi màu tự nhiên do nhiệt sinh ra vì hoạt động của vi sinh vật, do quá trình sinh hóa của hạt, do sấy quá lửa.

5.13

Hạt xanh non

Green kernel (immature kernel and malformed kernel)

Hạt gạo từ hạt lúa chưa chín và/hoặc phát triển chưa đầy đủ.

5.14

Hạt đỏ

Red kernel

Hạt gạo có lớp cám màu đỏ lớn hơn hoặc bằng ¼ diện tích bề mặt của hạt.

5.15

Hạt sọc đỏ

Red streaked kernel

Hạt gạo có một sọc đỏ mà chiều dài bằng hoặc lớn hơn ½ chiều dài của hạt, hoặc tổng chiều dài của các vết sọc đỏ lớn hơn ½ chiều dài của hạt, nhưng tổng diện tích của các sọc đỏ nhỏ hơn ¼ diện tích bề mặt của hạt.

5.16

Hạt gạo xát dối

Undermilled rice kernel

Hạt gạo còn lớp cám lớn hơn ¼ diện tích bề mặt của hạt hoặc còn những vết cám mà tổng chiều dài của nó bằng hoặc lớn hơn chiều dài của hạt gạo.

5.17

Mùi vị lạ

Commercially objectionable foreign odours

Không phải mùi, vì đặc trưng của gạo.

5.18

Gạo không có sâu mọt

Insect free rice

Gạo không có sâu mọt sống và có không quá 5 con sâu mọt chết trên 1 kg gạo.

5.19

Gạo nhiễm sâu mọt

Infected rice

Gạo có không quá 5 con sâu mọt sống trên 1 kg gạo, trong đó không có loại mọt sitophilus granarius.

5.20

Dư lượng hóa chất

Chemical residue

Lượng hóa chất tồn dư có trong gạo.

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5643:1999 về Gạo - Thuật ngữ và định nghĩa do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

Số hiệu: TCVN5643:1999
Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
Người ký: ***
Ngày ban hành: 10/12/1999
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5643:1999 về Gạo - Thuật ngữ và định nghĩa do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…