CASEIN VÀ CASEINAT - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CÁC HẠT CHÁY SÉM VÀ CHẤT NGOẠI LAl
Caseins and caseinates - Determination of contents of scorched particles and of extraneous matter
Lời nói đầu
TCVN 11164:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 5739:2003;
TCVN 11164:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Caseins and caseinates - Determination of contents of scorched particles and of extraneous matter
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp để xác định hàm lượng các hạt cháy sém và các chất ngoại lai trong casein và caseinat.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO 3310-1, Sàng thử nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và thử nghiệm - Phần 1: Sàng thử nghiệm bằng lưới kim loại.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1. Hàm lượng các hạt cháy sém của casein và caseinat (scorched particles content of caseins and caseinates)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH Hàm lượng các hạt cháy sém được biểu thị theo sự phân loại.
3.2. Chất ngoại lai (extraneous matter)
Bất kỳ chất lạ nào trong sản phẩm liên quan đến các điều kiện hoặc thực hành trong sản xuất, bảo quản hoặc phân phối.
Hòa tan phần mẫu thử trong dung dịch natri cacbonat nóng, dung dịch natri polyphosphat nóng, dung dịch dinatri etylendiaminetetraaxetat nóng hoặc trong dung dịch natri hydroxit ở nhiệt độ phòng hoặc ở 60 °C ± 1 °C. Lọc dung dịch thu được qua đĩa lọc và sấy khô. Đĩa đã sấy khô có các hạt cháy sém được so sánh với các đĩa chuẩn.
Chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích và sử dụng nước cất hoặc nước đã khử khoáng hoặc nước có chất lượng tương đương, trừ khi có quy định khác.
5.1. Dung dịch natri cacbonat (Na2CO3), dùng cho casein axit và caseinat.
Hòa tan 100 g natri cacbonat khan vào nước đựng trong bình nón dung tích 1 000 ml (6.2). Pha loãng bằng nước đến 1 000 ml và trộn kỹ cho đến khi hòa tan hoàn toàn. Dùng dụng cụ lọc (6.6) và đĩa lọc (6.5) để lọc dung dịch này vào bình nón dung tích 1 000 ml khác.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hòa tan 20 g natri polyphosphat (tripolyphosphat hoặc polyphosphat cao hơn được sử dụng trong nhà máy sản xuất pho mát) vào nước đựng trong bình nón (6.2). Pha loãng bằng nước đến 1 000 ml và trộn kỹ cho đến khi hòa tan hoàn toàn. Dùng dụng cụ lọc (6.6) và đĩa lọc (6.5) để lọc dung dịch này vào bình nón dung tích 1 000 ml khác.
5.3. Dung dịch dinatri etylendiamintetraaxetat (C10H14N2Na2O8), dùng cho canxi caseinat.
Hòa tan 100 g dinatri etylendiamintetraaxetat (EDTA) dihydrat vào nước đựng trong bình nón 1000 ml (6.2). Pha loãng bằng nước đến 1 000 ml và trộn kỹ cho đến khi hòa tan hoàn toàn. Dùng dụng cụ lọc (6.6) và đĩa lọc (6.5) để lọc vào bình nón dung tích 1 000 ml khác.
5.4. Dung dịch natri hydroxit (NaOH), c(NaOH) ≈ 1 mol/l.
Sử dụng dung dịch natri hydroxit này cho các casein và caseinat không hòa tan hoàn toàn trong thuốc thử khác. Hòa tan 40 g natri hydroxit vào nước trong bình nón 1 000 ml (6.2). Pha loãng bằng nước đến 1 000 ml và trộn kỹ cho đến khi hòa tan hoàn toàn. Dùng dụng cụ lọc (6.6) và đĩa lọc (6.5) để lọc vào bình nón dung tích 1 000 ml khác.
5.5. Etanol, 95 % ± 2 % thể tích, dùng cho caseinat.
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và các các thiết bị, dụng cụ sau:
6.1. Cân phân tích, thích hợp để cân chính xác đến 0,1 g.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.3. Ống đong, dung tích 100 ml và 500 ml.
6.4. Nồi cách thủy, có thể duy trì nhiệt độ ở 60 °C ± 1 °C.
6.5. Đĩa lọc, đường kính 32 mm, thích hợp để sử dụng cho dụng cụ lọc (6.6).
Vật liệu lọc tốt nhất là bông và có kích thước vừa với đĩa để giữ lại các hạt cháy xém và chất ngoại lai kích thước từ 5 μm đến 10 μm. Ngoài ra, đĩa nên được kiểm tra bằng phương pháp nêu trong Phụ lục A.
6.6. Dụng cụ lọc, kiểu áp suất hoặc hút, có đường kính vùng lọc 28,6 mm.
6.7. Dụng cụ nghiền, để nghiền mẫu thử, nếu cần.
Để không làm thất thoát ẩm, các dụng cụ không nên tạo nhiệt quá mức. Không được sử dụng máy nghiền búa.
6.8. Sàng thử nghiệm, bằng dây vải, đường kính 200 mm, cỡ lỗ danh định 500 μm, có bộ phận hứng phù hợp với các yêu cầu của ISO 3310-1.
6.9. Các đĩa chuẩn có các hạt cháy sém, chỉ ra các hàm lượng các hạt cháy sém bằng cách phân loại theo A, B, C và D tương ứng (xem ví dụ Hình 1).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH Bản in của các đĩa chuẩn có sẵn từ Cục tiếp thị Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp Mỹ, Washington DC 20250. Thứ tự theo tên và số1). Hình 1 đưa ra ví dụ về các đĩa. Các minh họa này không được sử dụng để phân loại chính thức hàm lượng các hạt đã làm khô.
6.10. Kính hiển vi, có độ khuếch đại 25 lần.
Hình 1 - Ví dụ về các đĩa hạt cháy sém chuẩn
Điều quan trọng là mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện và không bị hư hỏng hoặc thay đổi trong suốt quá trình bảo quản hoặc vận chuyển.
Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 6400 (ISO 707) [1].
8.1. Chuẩn bị mẫu thử
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.1.2. Chuyển khoảng 50 g mẫu phòng thử nghiệm đã trộn kỹ vào sàng thử nghiệm (6.8). Nếu 50 g phần mẫu thử lọt hết qua sàng hoặc gần như lọt hết qua sàng thì sử dụng phép xác định mẫu như đã chuẩn bị trong 8.1.1. Thực hiện việc chuẩn bị phần mẫu thử (8.2) và phép xác định (8.3) càng nhanh càng tốt sau khi chuẩn bị mẫu.
8.1.3. Nếu 50 g mẫu thử không lọt hết qua sàng thì dùng dụng cụ nghiền (6.7) nghiền mẫu cho đến khi mẫu lọt hết qua sàng. Chuyển ngay tất cả mẫu đã sàng vào vật chứa kín khí có dung tích vừa đủ và trộn kỹ bằng cách lắc và đảo chiều nhiều lần.
Trong quá trình thao tác, chú ý tránh làm thay đổi độ ẩm của mẫu. Thực hiện việc chuẩn bị phần mẫu thử (8.2) và phép xác định (8.3) càng nhanh càng tốt sau khi chuẩn bị mẫu.
8.2. Phần mẫu thử
Cân khoảng 25,0 g mẫu thử (8.1.2 hoặc 8.1.3) chính xác đến 0,1 g và chuyển phần mẫu thử vào bình nón dung tích 600 ml (6.2).
8.3. Phép xác định
8.3.1. Bổ sung thuốc thử
CHÚ THÍCH pH của dung dịch thu được trong 6.3.1.1 đến 8.3.1.3 và trong 8.3.3 a), b), c) có thể ảnh hưởng đến tính hòa tan của các hạt cháy sém. pH dung dịch có thể thay đổi vì pH của mẫu thử có thể khác nhau. Do đó, nên kiểm tra và ghi lại pH của các dung dịch thu được.
8.3.1.1. Caseinat
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Thỉnh thoảng khuấy cho đến khi phần mẫu thử phân tán hết. Sau đó thêm 30 ml dung dịch natri cacbonat (5.1) và khuấy lại. Tiến hành thật cẩn thận để không có bất kỳ chất nào bám vào thành bình.
Nếu phần mẫu thử gồm canxi caseinat hoặc caseinat không hòa tan khác thì thêm 30 ml dung dịch dinatri etylendiaminetetraaxetat (5.3) trước khi bổ sung dung dịch natri cacbonat (5.1). Để yên dung dịch thu được ít nhất 10 min.
Thỉnh thoảng khuấy cho đến khi phần mẫu thử phân tán hết. Tiến hành thật cẩn thận để không có bất kỳ chất nào bám vào thành bình. Sau đó thêm 30 ml dung dịch natri cacbonat (5.1) và khuấy lại.
8.3.1.2. Casein rennet
Thêm 250 ml nước lọc vào phần mẫu thử (8.2) trong bình nón. Lắc dung dịch thu được và để yên 3 h. Sau đó bổ sung 500 ml dung dịch natri polyphosphat (5.2). Tiến hành thật cẩn thận để không có bất kỳ chất nào bám vào thành bình nón.
8.3.1.3. Casein axit
Thực hiện như trong 8.3.1.1, không sử dụng etanol (5.5) và dùng 50 ml dung dịch natri cacbonat (5.1).
8.3.2. Gia nhiệt và lọc
8.3.2.1. Khuấy bình nón chứa dung dịch thử (8.3.1.1, 8.3.1.2 hoặc 8.3.1.3). Đậy bình và gia nhiệt dung dịch thử trong nồi cách thủy (6.4) đặt ở 60 °C. Thỉnh thoảng khuấy bình cho đến khi phần mẫu thử phân tán hết. Thời gian cần để hòa tan hoàn toàn phần mẫu thử không được quá 45 min.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.3.2.3. Nếu dung dịch khó lọt qua đĩa hoặc nếu một lượng đáng kể chất keo xuất hiện trên đĩa thì lặp lại phép xác định bằng cách sử dụng quy trình quy định trong 8.3.3 và 8.3.4.
8.3.2.4. Lấy đĩa lọc và để đến khô hoặc làm khô trong tủ sấy đặt ở khoảng 30 °C đến 40 °C, tránh bụi bẩn.
8.3.3. Bổ sung thuốc thử khác
Xem Chú thích trong 8.3.1.
Nếu phần mẫu thử hòa tan không đáp ứng theo 8.3.1 và 8.3.2 thì thực hiện như sau:
a) Đối với casein axit: thực hiện như quy định trong 8.3.1.3 nhưng thay vì thêm 50 ml dung dịch natri cacbonat (5.1) thì thêm 30 ml dung dịch natri hydroxit (5.4) vào dung dịch thử đựng trong bình nón và khuấy.
b) Đối với casein rennet: thêm 375 ml nước đã lọc vào 25 g phần mẫu thử (8.2) đựng trong bình nón. Khuấy phần mẫu thử và để yên ít nhất 3 h. Thêm 37,5 ml dung dịch natri hydroxit đã lọc (5.4) và khuấy.
c) Đối với caseinat: thực hiện như quy định trong 8.3.1.1 nhưng thay vì thêm 30 ml dung dịch natri cacbonat (5.1) thì thêm 30 ml dung dịch natri hydroxit (5.4) vào dung dịch thử đựng trong bình nón và khuấy. Không thêm dung dịch dinatri etylendiaminetetraaxetat (5.3).
8.3.4. Gia nhiệt và lọc khi bổ sung dung dịch natri hydroxit (thay thế cho 8.3.2)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.3.4.2. Nếu các lượng chứa trong bình không hòa tan hoàn toàn, hoặc nếu việc lọc khó khăn thì gia nhiệt bình đã đậy nắp trong nồi cách thủy (6.4) đặt ở 60 °C trong 20 min. Khuấy bình vài lần cho đến khi các lượng chứa trong bình hòa tan hết. Thực hiện như quy định trong 8.3.4.1.
9. Đánh giá và biểu thị kết quả
9.1. Đánh giá
9.1.1. Hàm lượng các hạt đã làm khô
So sánh đĩa thử (8.3.2.4) với đĩa chuẩn các hạt cháy sém (6.9), xem trực tiếp trên ánh sáng gián tiếp giống nhau. Chỉ định các chữ phân loại phù hợp với đĩa thử nghiệm. Đặt một đĩa thử nghiệm vào giữa hai đĩa chuẩn và lấy các chữ phân loại tương ứng với đĩa chứa các lượng hạt cháy nhiều hơn.
9.1.2. Chất ngoại lai
Sử dụng kính hiển vi (6.10) có độ phóng đại x25 để kiểm tra các đĩa về chất ngoại lai. Ghi lại chất ngoại lai theo tên, số hạt và cỡ hạt.
9.2. Biểu thị kết quả
Biểu thị hàm lượng các hạt cháy sém bằng các chữ cái phân loại A, B, C hoặc D tương ứng (ví dụ xem Hình 1).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10.1. Độ lặp lại
Hai kết quả thử nghiệm độc lập, riêng rẽ thu được khi sử dụng cùng phương pháp, tiến hành trên vật liệu thử giống hệt nhau, do một người thực hiện, sử dụng cùng thiết bị, trong một khoảng thời gian ngắn, sẽ cho thấy các phân loại giống nhau.
10.2. Độ tái lập
Hai kết quả thử nghiệm độc lập, riêng rẽ thu được khi sử dụng cùng phương pháp, tiến hành thử trên vật liệu giống thử hệt nhau, trong các phòng thử nghiệm khác nhau, do những người khác nhau thực hiện, sử dụng các thiết bị khác nhau, sẽ cho thấy các phân loại giống nhau.
Báo cáo thử nghiệm phải nêu rõ:
a) mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử;
b) phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;
c) phương pháp thử đã sử dụng, viện dẫn tiêu chuẩn này;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
e) kết quả thử nghiệm thu được và kết quả cuối cùng thu được, nếu kiểm tra lặp lại.
(quy định)
A.1. Phạm vi áp dụng
Phụ lục này quy định phương pháp kiểm tra sự thích hợp của các đĩa lọc. Theo tài liệu tham khảo [2].
A.2. Vật liệu
A.2.1. Dung dịch có chất làm ẩm, với 0,1 % thể tích chất làm ẩm.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.2.2. Dung dịch keo
Cho 0,75 g đậu carob hoặc keo thích hợp khác vào 100 ml nước, trong khi khuấy trộn bằng máy trộn.
A.2.3. Dung dịch sacarose
Hòa tan 750 g sacarose trong 750 ml nước.
A.2.4. Dung dịch formaldehyt (CH2O).
Hòa tan 40 ml formaldehyt tinh khiết trong 60 ml nước.
A.2.5. Hỗn hợp cặn mịn, 0,2 g/l.
Chuẩn bị hỗn hợp từ phân bò, được làm khô trong tủ sấy (A.3.3) ở 100 °C, đất vườn và than. Sàng các chất riêng rẽ và thu lấy phần lọt qua sàng có cỡ lỗ 106 μm (đường kính 203,2 mm) và giữ lại trên sàng có cỡ lỗ 75 μm, thực hiện như sau:
Cho riêng rẽ phân bò và đất (mỗi loại không nhiều hơn 100 g) và không nhiều hơn 50 g than vào sàng có cỡ lỗ 106 μm đặt trên sàng có cỡ lỗ 75 μm. Đậy và lắp bộ hứng. Lắc bộ sàng bằng tay trong 5 min ở tốc độ khoảng 120 lần trên phút.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- phân bò 66 %;
- đất vườn 28 %;
- than 6 %.
Cho 2 g hỗn hợp vào bình định mức 100 ml (A.3.5) và làm ẩm với 5 ml dung dịch có chất làm ướt (A.2.1). Thêm 46 ml dung dịch keo (A.2.2). Pha loãng dịch lỏng bằng dung dịch sacarose (A.2.3) vừa đến cổ bình và trộn đều.
Để yên dung dịch ít nhất 30 min. Thêm vài giọt etanol (5.5). Pha loãng bằng dung dịch sacarose (A.2.3) đến vạch và trộn kỹ.
Loại bỏ bọt khí bằng cách xử lý dung dịch trong điều kiện chân không hoặc bằng cách gia nhiệt. Đun sôi, để nguội và sau đó thêm 2 ml dung dịch formalhehyt 40 %.
CHÚ THÍCH Việc bổ sung dung dịch formaldehyt là để tách những mảnh rau không hòa tan và cho phép sử dụng dung dịch làm sạch bề mặt.
Nếu không có máy trộn thì chất ổn định khô có thể được trộn với etanol (5.5) để dễ dàng phân tán trong nước.
Rót dung dịch vào cốc có mỏ 250 ml hoặc chai có nắp vặn. Khuấy để hạn chế tối đa lượng khí lẫn vào dung dịch, với que khuấy từ cỡ nhỏ ở tốc độ khoảng 200 r/min đến 300 r/min cho đến khi lớp cặn đã được phân bố đồng đều và quan sát được dưới ánh sáng phản chiếu. Vị trí của cánh khuấy cần cho các hạt mịn không gom lại trong xoáy nước nhỏ ở dưới đáy cốc.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.3. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và các thiết bị, dụng cụ sau:
A.3.1. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,1 mg.
A.3.2. Bình hút ẩm, có chứa chất hút ẩm.
A.3.3. Tủ sấy, có thể duy trì nhiệt độ ở 100 °C ± 2 °C.
A.3.4. Giấy lọc, đường kính 7 cm hoặc 9 cm, loại chất lượng trung bình hoặc chất lượng cao.
A.3.5. Bình định mức một vạch, dung tích 100 ml và 1 000 ml.
A.3.6. Pipet chia vạch, với lỗ thoát đường kính khoảng 3 mm.
A.4. Cách tiến hành
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.4.2. Sau khi trộn kỹ và khuấy, lọc 60 ml hỗn hợp cặn mịn (A.2.5) tương ứng với 12 mg cặn, qua đĩa lọc (6.5) đặt trên giá của dụng cụ lọc (6.6). Sử dụng bình sạch để thu lấy dịch lọc. Chuyển dịch lọc vào cốc có mỏ. Rửa bình ba lần bằng nước. Cho dịch rửa vào trong cốc có mỏ.
A.4.3. Lọc lại dịch lọc qua giấy lọc đã rửa, sấy khô và cân (xem A.4.1) đặt trong phễu Buchner. Rửa cốc có mỏ kỹ bằng nước. Sấy khô giấy lọc đến khối lượng không đổi trong tủ sấy (A.3.3) đặt ở 100 °C như quy định trong A.4.1.
A.4.4. Kiểm tra ít nhất hai đĩa.
A.5. Đánh giá
Khối lượng trung bình của cặn trong mỗi đĩa qua ba đĩa hoặc nhiều hơn ba đĩa không được vượt quá 2,8 mg sau khi sấy đến khối lượng không đổi.
Các đĩa chuẩn được chuẩn bị từ hỗn hợp cặn mịn không nên có lẫn cặn ở dưới.
(quy định)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
B.1. Phạm vi áp dụng
Phụ lục này quy định quy trình để chuẩn bị các đĩa chuẩn có các hạt đã làm khô. Theo tài liệu tham khảo [3].
B.2. Vật liệu
B.2.1. Dung dịch sacarose.
Hòa tan 750 g sacarose trong 750 ml nước đựng trong bình nón 1 000 ml (6.2). Lọc dung dịch sacarose trước khi sử dụng.
B.2.2. Hỗn hợp than, độ phân tán 1,0 g/l.
Chuẩn bị ít nhất 1 g hỗn hợp than có thành phần như sau (phần khối lượng):
- 20 % than cỡ hạt 200 mesh*);
- 50 % than cỡ hạt 150 mesh;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- 10 % than cỡ hạt 65 mesh.
Chuyển 1,0 g hỗn hợp than ở trên vào bình định mức 1 000 ml (B.3.4). Pha loãng bằng dung dịch sacarose (B.2.1) đến vạch và trộn kỹ.
B.2.3. Sữa bột không béo, được chế biến bằng phương pháp sấy phun.
B.2.4. Sữa không béo hoàn nguyên.
Hòa tan 50 g sữa bột không béo được chế biến bằng phương pháp sấy phun (B.2.3) trong 500 ml nước. Lọc trước khi sử dụng.
B.3. Thiết bị dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và các thiết bị, dụng cụ sau:
B.3.1. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,1 mg.
B.3.2. Đĩa Petri.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
B.3.4. Bình định mức một vạch, dung tích thích hợp 200 ml và 1 000 ml tương ứng.
B.3.5. Tủ sấy, có thể duy trì nhiệt độ ở 119 °C ± 2 °C.
B.4. Cách tiến hành
B.4.1. Chuẩn bị các hạt cháy sém
Dàn đều 5 g sữa bột không béo (B.2.3) trên đĩa petri (B.3.2). Sấy chất rắn 4 h trong tủ sấy (B.3.5), đặt ở 119 °C, để tạo ra các hạt cháy sém. Làm nguội trong bình hút ẩm (B.3.3).
B.4.2. Dịch phân tán của các hạt cháy sém
Trộn 0,5 g các hạt cháy sém với khoảng 20 ml dung dịch sacarose (B.2.1). Chuyển hỗn hợp vào 200 ml bình định mức (B.3.4). Pha loãng bằng dung dịch sacarose (B.2.1) đến vạch.
B.4.3. Dịch phân tán của hạt chuẩn
Chuẩn bị độ phân tán của hạt chuẩn như sau:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Chuyển 75 ml sữa không béo hoàn nguyên (B.2.4) vào bình thích hợp. Thêm 3,0 ml dịch phân tán hạt cháy sém (B.4.2) và 0,075 ml dịch phân tán than (B.2.2) và trộn. Hàm lượng các hạt cháy sém của dịch phân tán chuẩn I là 7,5 mg.
B.4.3.2. Dịch phân tán của hạt chuẩn II, với lượng hạt cháy sém là 15 mg.
Chuyển 75 ml sữa không béo hoàn nguyên (B.2.4) vào bình thích hợp. Thêm 6,0 ml dịch phân tán hạt cháy sém (B.4.2) và 0,15 ml hỗn hợp than (B.2.2) và trộn. Hàm lượng các hạt cháy sém của dịch phân tán chuẩn II là 15,0 mg.
B.4.3.3. Độ phân tán của hạt chuẩn III, với lượng hạt cháy sém là 22,5 mg.
Chuyển 75 ml sữa không béo hoàn nguyên (B.2.4) vào bình cầu thích hợp. Thêm 9,0 ml dịch phân tán hạt cháy sém (B.4.2) và 0,15 ml hỗn hợp than (B.2.2) và trộn. Hàm lượng các hạt cháy sém của dịch phân tán chuẩn III là 22,5 mg.
B.4.3.4. Dịch phân tán của hạt chuẩn IV, với lượng hạt cháy sém là 32,5 mg.
Chuyển 75 ml sữa bột không béo đã hoàn nguyên (B.2.4) vào bình thích hợp. Thêm 13,0 ml dịch phân tán hạt cháy sém (B.4.2) và 0,15 ml hỗn hợp than (B.2.2) và trộn đều. Hàm lượng các hạt cháy sém của độ phân tán chuẩn là 32,5 mg.
B.4.4. Chuẩn bị các đĩa chuẩn
Lần lượt, khuấy từng dịch phân tán đã chuẩn bị như miêu tả trong B.4.3. Ngay sau đó, lọc qua đĩa lọc (6.5) được đặt trên giá của dụng cụ lọc. Rửa bình đựng dịch phân tán đã được chuẩn bị có sữa hoàn nguyên (B.2.4) và lọc dịch rửa qua đĩa. Làm khô đĩa ở nhiệt độ phòng.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH Ở bất kỳ thời điểm nào, nếu có nghi ngờ một đĩa chuẩn đã bị mờ, USDA sẽ đánh giá các đĩa chuẩn và xác định xem cần thay chuẩn mới.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 6400 (ISO 707), Sữa và sản phẩm sữa - Hướng dẫn lấy mẫu
[2] Standard Methods for the Examination of Dairy Products, 14th Edition 1978 and 11th Edition 1960, American Public Health Association
[3] United States Code of Federal Regulation (reference: 7 CFR 2858 2676)
1) Các hạt chuẩn đã làm khô USDA dùng cho sữa bột, số 7 CFR 2858 2676, là ví dụ về sản phẩm thích hợp có bán sẵn. Thông tin này được đưa ra để thuận tiện cho người sử dụng tiêu chuẩn mà không ấn định sử dụng sản phẩm này.
2) Buchner là ví dụ về sản phẩm thích hợp có bán sẵn. Thông tin này được đưa ra để thuận tiện cho người sử dụng tiêu chuẩn mà không ấn định sử dụng sản phẩm này.
*) mesh là đơn vị đo theo quy ước Quốc tế. Mesh là số lỗ lọc trên 1 inch. 1 inch = 25,4 mm.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11164:2015 (ISO 5739:2003) về Casein và caseinat - Xác định hàm lượng các chất cháy sém và chất ngoại lai
Số hiệu: | TCVN11164:2015 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11164:2015 (ISO 5739:2003) về Casein và caseinat - Xác định hàm lượng các chất cháy sém và chất ngoại lai
Chưa có Video