Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 10467/TCHQ-PC
V/v giải đáp vướng mắc trong XPVPHC

Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2014

 

Kính gửi:

- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố;
- Cục Điều tra chống buôn lậu;
- Cục Kiểm tra sau thông quan.

Sau Hội nghị chuyên đề về công tác xử lý và tố tụng tại Tòa được tổ chức tại hai miền Bắc, Nam; ngày 30/5/2014, Tổng cục có Thông báo số 6338/TB-TCHQ thông báo kết luận của Lãnh đạo Tổng cục tại Hội nghị. Theo đó, Lãnh đạo Tổng cục yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố rà soát và báo cáo vướng mắc phát sinh trong công tác xử phạt VPHC về Tổng cục để xem xét, giải quyết.

Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, Tổng cục đã tổng hợp và có ý kiến trả lời đối với các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các vướng mắc thuộc thẩm quyền của Tổng cục.

Đối với các nội dung vượt thẩm quyền cần phải sửa đổi, bổ sung tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013, Thông tư 190/2013/TT-BTC ngày 12/12/2013, Tổng cục Hải quan đã có văn bản kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố; Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan biết, thực hiện./.

(Gửi kèm Bảng tổng hợp vướng mắc về xử phạt vi phạm hành chính).

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ Pháp chế - Bộ TC (để biết);
- Lưu: VT, PC(02).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Hoàng Việt Cường

 

BẢNG TỔNG HỢP VƯỚNG MẮC VỀ XỬ PHẠT VPHC

(Ban hành kèm theo công văn số 10467/TCHQ-PC ngày 21 tháng 8 năm 2014)

STT

Vấn đề vướng mắc

Nội dung vướng mắc

Hướng dẫn của Tổng cục Hải quan

I

Vấn đề chung

 

 

1

Áp dụng văn bản pháp luật

1.1. Về việc áp dụng văn bản pháp luật:

Theo nội dung Nghị quyết 83/NQ-CP ngày 8/7/2013 của Chính phủ thì “Đối với các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Xử lý VPHC chưa được ban hành trong khi Luật có hiệu lực từ 1/7/2013, Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc tiếp tục áp dụng quy định của các Nghị định hiện hành và các biểu mẫu quyết định, biên bản kèm theo các Nghị định này nếu không trái với tinh thần của Luật Xử lý VPHC”.

Vậy trường hợp hành vi vi phạm xảy ra vào thời điểm Nghị định 127/2013/NĐ-CP chưa có hiệu lực thì việc xử phạt được thực hiện như thế nào? chỉ áp dụng mức phạt theo quy định tại Nghị định 97 và 18, còn thẩm quyền thì áp dụng theo quy định của Luật Xử lý VPHC hay là cả mức phạt và thẩm quyền xử phạt áp dụng theo quy định của Nghị định 97 và 18? Theo Cục HQ Bà Rịa - Vũng Tàu trường hợp này nên áp dụng theo hướng: mức phạt theo quy định tại Nghị định 97 và 18, còn thẩm quyền thì áp dụng theo quy định của Luật Xử lý VPHC. Đề nghị Tổng cục hướng dẫn.

(Cục HQ Bà Rịa - Vũng Tàu)

Điểm 3 Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 6 của Chính phủ số 83/NQ-CP ngày 8/7/2013 có nội dung: Đối với các Nghị định quy định chi tiết Luật Xử lý vi phạm hành chính chưa được ban hành trong khi Luật có hiệu lực, Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc tiếp tục áp dụng quy định tại các nghị định hiện hành và các biểu mẫu quyết định, biên bản kèm theo các Nghị định này nếu không trái với tinh thần của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Luật Xử lý VPHC có nhiều quy định mới so với quy định của Pháp lệnh XLVPHC như: nguyên tắc xử phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt, mức phạt. Tuy nhiên, Luật Xử lý VPHC không quy định cụ thể hành vi vi phạm, hình thức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm.

Do vậy, đề nghị Cục HQ Bà Rịa - Vũng Tàu: Căn cứ quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, căn cứ nội dung tại Nghị quyết 83/NQ-CP ngày 8/7/2013 của Chính phủ, trường hợp hành vi vi phạm xảy ra vào thời điểm Luật Xử lý VPHC đã có hiệu lực nhưng Nghị định 127/2013/NĐ-CP chưa có hiệu lực thì áp dụng hình thức xử phạt theo quy định tại Nghị định 97/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 18/2009/NĐ-CP); thẩm quyền xử phạt thực hiện theo quy định của Luật Xử lý VPHC.

 

 

1.2. Có sự đan xen, chồng chéo đối với một số hành vi vi phạm giữa Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của CP quy định XPVPHC và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan (như: hành vi nhập khẩu hàng cấm, hàng vi phạm quy định về nhãn mác...). Đề nghị Tổng cục hướng dẫn cụ thể.

(Cục HQ Quảng Trị)

Khoản 4 Điều 1 Nghị định 185/2013/NĐ-CP có quy định: Đối với các hành vi vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do hải quan phát hiện trên địa bàn hoạt động hải quan thì áp dụng quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực hải quan.

Căn cứ quy định này sẽ không có mâu thuẫn, chồng chéo trong việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định chính sách quản lý hàng hóa XK, NK, QC; phương tiện vận tải XC, NC, QC do hải quan phát hiện.

Vì vậy, đề nghị Cục HQ Quảng Trị căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013, quy định tại Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 để thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do hải quan phát hiện trên địa bàn hoạt động hải quan.

2

Xử phạt đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần

1.1. Trường hợp vi phạm hành chính ở nhiều thời điểm, mỗi thời điểm trên nhiều tờ khai, hợp đồng: nếu áp dụng điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý VPHC xử phạt về từng hành vi vi phạm thì có áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực” không? (Cục HQ Hà Tĩnh)

Về vấn đề này Tổng cục đã có công văn trao đổi với Bộ Tư pháp. Tổng cục sẽ có văn bản hướng dẫn khi nhận được ý kiến của Bộ Tư pháp.

 

 

1.2. Điểm d khoản 1 Điều 3 Luật XL quy định: “một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 10 Luật XL thì vi phạm hành chính nhiều lần là tình tiết tăng nặng.

Các quy định trên không rõ: khi vi phạm nhiều lần thì phải xử phạt như thế nào? Có thể hiểu vi phạm hành chính nhiều lần cũng giống như thực hiện nhiều hành vi vi phạm được không? (HQTP.HCM); khi nào xử phạt từng lần, khi nào xử phạt 01 lần có áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm hành chính nhiều lần”?

(Cục HQ Bình Dương)

 

 

 

1.3. Về việc áp dụng tình tiết “Vi phạm nhiều lần”:

Căn cứ quy định tại tiết a2 điểm a khoản 2 Điều 127 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/09/2013: “a.2) Trường hợp chưa nộp đủ các loại thuế (áp dụng đối với cả các trường hợp có mức thuế suất thuế nhập khẩu, xuất khẩu 0%): Thời hạn nộp bộ hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu cuối cùng đối với hàng hóa thuộc tờ khai nhập khẩu đề nghị hoàn thuế, không thu thuế đối với trường hợp hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu...”.

Như vậy, pháp luật quy định nội dung vi phạm đã xác định thời điểm thực hiện vi phạm hành chính về thủ tục hải quan theo đơn vị tính là ngày và không phân biệt giờ, phút (kể từ ngày đăng ký tờ khai, không phải kể từ giờ, phút đăng ký tờ khai). Do đó, cần xem xét doanh nghiệp trễ hạn khai hải quan/vi phạm thời hạn thanh khoản trên nhiều tờ khai hải quan nhưng trong cùng một ngày là thực hiện một hành vi vi phạm và không áp dụng tình tiết vi phạm nhiều lần.

Kiến nghị:

Đối với các trường hợp vi phạm thời hạn thủ tục hải quan đã được xác định có thời điểm thực hiện hành vi là cùng 01 ngày (không phân biệt giờ, phút) thì không áp dụng tình tiết vi phạm nhiều lần.

(Cục Hải quan Đồng Nai)

Khoản 6 Điều 2 Luật Xử lý VPHC quy định: “Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý.

Căn cứ quy định nêu trên, Tổng cục nhất trí với kiến nghị của Cục Hải quan Đồng Nai.

3

Cách tính thời hạn, thời hiệu

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Xử lý VPHC thì thời hạn, thời hiệu trong xử phạt VPHC được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự. Theo đó, khoản 2 Điều 152 Bộ luật DS quy định: khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần... thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày được xác định”; tuy nhiên, khoản 1 Điều 66 Luật XL quy định: “phải ra quyết định XP trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản”. Như vậy, các quy định này không thống nhất, dẫn đến việc khiếu nại, khởi kiện.

(Cục HQ Cần Thơ)

Khoản 1 Điều 8 Luật Xử lý VPHC quy định: Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp trong Luật này có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 152 Bộ luật Dân sự thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày được xác định.

Đề nghị Cục Hải quan Cần Thơ thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.

4

Ra quyết định xử phạt

4.1. Trường hợp sau khi lập biên bản vi phạm hành chính, cơ quan Hải quan đã mời nhưng đương sự vi phạm cố tình trốn tránh, không đến để hợp tác làm việc thì thời gian trốn tránh có được trừ đi không? hay quy định về việc trừ thời gian trốn tránh chỉ được áp dụng cho quy định về thời hiệu xử phạt? (HQ An Giang)

Khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý VPHC quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, điểm d Khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý VPHC quy định “Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt”.

Như vậy, quy định nêu trên chỉ được áp dụng cho thời hiệu xử phạt VPHC, không được áp dụng cho thời hạn xử phạt. Đề nghị Cục Hải quan An Giang thực hiện đúng quy định về thời hạn xử phạt quy định tại Điều 66 Luật Xử lý VPHC.

 

 

4.2. Trường hợp thời điểm hết hạn ra quyết định xử phạt rơi vào ngày lễ, ngày nghỉ dài ngày thì xử lý như thế nào?

(Cục HQ An Giang)

Theo quy định tại Luật Xử lý VPHC thì thời hạn xử phạt được tính liên tục, không trừ ngày lễ, ngày nghỉ. Do vậy, trường hợp thời điểm hết hạn ra quyết định xử phạt rơi vào ngày lễ, ngày nghỉ dài ngày, để đảm bảo thời hạn ra quyết định xử phạt đúng quy định pháp luật, đơn vị đang thụ lý vụ việc xem xét ra quyết định xử phạt trước thời điểm nghỉ lễ.

 

 

4.3. Trường hợp đã lập biên bản VPHC nhưng không ra quyết định XP do thuộc trường hợp không xử phạt thì có phải ra quyết định không xử phạt hay không và theo biểu mẫu nào? (Cục HQ Đăklăk).

Trường hợp này không ra quyết định không xử phạt. Công chức thụ lý vụ việc lập báo cáo tổng hợp nêu căn cứ không xử phạt trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và lưu hồ sơ vụ việc.

5

Thẩm quyền xử phạt

5.1. Quy định thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm bị giới hạn theo thẩm quyền phạt tiền gây nhiều khó khăn cho quá trình thực hiện như:

- Tại các đơn vị cấp Chi cục, việc phát sinh các vụ vi phạm hành chính mà tang vật có trị giá trên 25.000.000 đồng là rất phổ biến, nên thường xuyên phải chuyển hồ sơ lên cấp Cục xử lý sẽ mất nhiều thời gian, trong khi thời hạn ra quyết định xử phạt ngắn (7 ngày đối với vụ việc đơn giản).

- Đối với các vụ việc vượt quá thẩm quyền của Cục trưởng phải chuyển UBND tỉnh ra quyết định xử phạt. Tuy nhiên, thời hạn ra quyết định xử phạt ngắn (07 ngày đối với vụ việc đơn giản); mặt khác UBND tỉnh cơ quan quản lý thẩm quyền chung nên việc xử lý những vụ việc phát sinh trong lĩnh vực hải quan sẽ gặp nhiều khó khăn.

Do vậy, đề nghị: bãi bỏ quy định giới hạn giá trị tang vật bị tịch thu không vượt quá thẩm quyền phạt tiền như Luật XLVPHC đang quy định.

(Cục HQ Hà Tĩnh, HQTP.HCM)

Vướng mắc này liên quan đến quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tổng cục Hải quan ghi nhận ý kiến này để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền khi sửa Luật Xử lý VPHC.

 

 

5.2. Trường hợp biên bản VPHC ghi nhận 02 hành vi: 01 hành vi vi phạm pháp luật về thuế, 01 hành vi vi phạm về hải quan mà tang vật vi phạm vượt quá thẩm quyền tịch thu của Cục trưởng, phải chuyển UBND tỉnh ra quyết định xử phạt. Như vậy, một vụ việc hai cơ quan ra quyết định xử phạt là chưa phù hợp ? (Cục HQTP.HCM).

Căn cứ quy định tại Điều 109 Luật Quản lý thuế thì Chủ tịch UBND tỉnh không có thẩm quyền xử phạt VPHC về thuế.

Do vậy, trong trường hợp Biên bản VPHC ghi nhận một cá nhân/ tổ chức có 01 hành vi vi phạm pháp luật về thuế, 01 hành vi vi phạm về hải quan mà thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm về hải quan vượt thẩm quyền Cục trưởng Cục Hải quan thì Cục Hải quan nơi lập biên bản chuyển biên bản bản chính để Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố ra quyết định xử phạt; Cục HQ tỉnh, thành phố sao y một bản biên bản vi phạm hành chính để thực hiện việc xử phạt VPHC đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

Lưu ý: Ghi chú rõ ràng trong hồ sơ là bản chính Biên bản VPHC đã được chuyển để Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố xử phạt VPHC theo thẩm quyền để làm cơ sở theo dõi.

 

 

5.3. Theo quy định tại NĐ 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của CP quy định XPVPHC về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản không quy định thẩm quyền lập biên bản VPHC, xử phạt VPHC và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả cho cơ quan Hải quan đối với các hành vi VP quy định tại Nghị định này. Việc không quy định thẩm quyền lập biên bản VPHC, thẩm quyền xử phạt cho cơ quan HQ dẫn đến việc ngăn chặn hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm sản không bảo đảm kịp thời và hiệu quả đối với các trường hợp khai thác, vận chuyển gỗ quý qua biên giới thuộc địa bàn hoạt động hải quan.

Kiến nghị: TCHQ có ý kiến với cơ quan có thẩm quyền để xem xét bổ sung thẩm quyền xử phạt cho cơ quan hải quan đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm sản.

(Cục HQ Hà Giang).

Tổng cục Hải quan ghi nhận ý kiến này để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền khi sửa Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ.

 

 

5.4. Khi thực hiện việc kiểm tra hải quan đối với các lô hàng gỗ xuất khẩu, có nguồn gốc nhập khẩu mà phát hiện số gỗ không đúng với thực tế về số lượng, khối lượng, quy cách lâm sản so với hồ sơ lâm sản hợp pháp (gỗ không có hồ sơ hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển) thì áp dụng quy định tại điểm a khoản 2, khoản 6 Điều 12 (hoặc khoản 2 Điều 8 nếu vi phạm quy định về khai thuế) NĐ 127 để xử phạt. Nếu áp dụng quy định tại Điều 22 (hoặc Điều 23) NĐ 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 quy định XPVPHC về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản để xử lý VPHC thì cơ quan hải quan không có thẩm quyền xử phạt gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đề nghị Tổng cục cho ý kiến v/v áp dụng văn bản nào để xử phạt trong trường hợp này?

(Cục HQ Đà Nẵng)

Khoản 1 Điều 64 Luật Hải quan quy định: “Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới”.

Căn cứ quy định nêu trên, đề nghị Cục Hải quan Đà Nẵng căn cứ quy định tại Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 để xử phạt đối với các lô hàng gỗ xuất khẩu, có nguồn gốc nhập khẩu mà phát hiện số gỗ không đúng với thực tế về số lượng, khối lượng, quy cách lâm sản so với hồ sơ lâm sản hợp pháp (gỗ không có hồ sơ hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển) phát hiện trong địa bàn hoạt động hải quan.

 

 

5.5. Giao quyền xử phạt VPHC:

Kiến nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn việc giao quyền xử phạt trong trường hợp:

Tại chi cục, đơn vị hải quan chưa có cấp trưởng, chỉ có cấp phó được giao nhiệm vụ phụ trách hoặc được giao quyền Chi cục trưởng/Trưởng đơn vị do Chi cục trưởng/Trưởng đơn vị đã được bổ nhiệm, luân chuyển, điều động công tác vị trí mới. Việc giao quyền xử phạt cho cấp phó trong trường hợp này sẽ thực hiện như thế nào, do tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 190/2013/TT-BTC ngày 12/12/2013 đã hướng dẫn: “2. Không sử dụng quyết định phân công nhiệm vụ, điều hành nội bộ của đơn vị để thay thế cho văn bản giao quyền xử lý vi phạm hành chính”.

(Cục Hải quan Đồng Nai)

Khoản 5 Điều 5 Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Xử lý VPHC quy định: Người được giao nhiệm vụ đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt, thì có thẩm quyền xử phạt và được giao quyền xử phạt như cấp trưởng.

Đề nghị Cục Hải quan Đồng Nai căn cứ quy định nêu trên để thực hiện.

6

Xác định trị giá tang vật vi phạm (Điều 60 Luật Xử lý VPHC)

6.1. Có một số loại hàng không có căn cứ xác định giá trị (cổ vật, ngà voi..) theo quy định Điều 60 Luật XLVPHC nên không có cơ sở xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt.

(Cục HQ Hải Phòng)

Đối với một số loại tang vật vi phạm đặc biệt (đồ cổ, sừng tê giác, ngà voi...) dù có thành lập Hội đồng định giá cũng không thể xác định được trị giá tang vật vi phạm.

(Cục HQ Hà Nội)

- Khoản 2, khoản 3 Điều 60 Luật XLVPHC đã quy định rất nhiều các căn cứ để xác định giá trị của tang vật vi phạm. Trường hợp không xác định được giá trị theo các căn cứ quy định tại khoản 2 thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc ra quyết định tạm giữ và thành lập Hội đồng định giá. Hội đồng này sẽ quyết định giá trị của tang vật vi phạm.

Việc xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thực hiện theo quy định tại Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

(C/v số 195/TCHQ-PC ngày 07/01/2014)

- Tổng cục ghi nhận vướng mắc này và sẽ kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền khi sửa Luật Xử lý VPHC.

 

 

6.2. Trường hợp hàng hóa không xác định được chủ sở hữu nên không phải xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì giá trị tang vật vi phạm hành chính có phải xác định theo quy định tại Điều 60 Luật Xử lý VPHC để xác định thẩm quyền tịch thu?

(Cục HQ Hải Phòng)

Tổng cục đã có trả lời tại công văn số 7014/TCHQ-PC ngày 21/11/2013.

 

 

6.3. Quy định thời hạn tạm giữ để định giá tang vật quá ngắn (24h), không đủ thời gian để tiến hành định giá đối với những vụ việc cần có sự phối hợp với các cơ quan liên quan. Đề nghị Tổng cục kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi cho phù hợp với thực tế.

(Cục HQ Hà Nội)

Tổng cục Hải quan ghi nhận ý kiến này và sẽ kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền khi sửa đổi Luật Xử VPHC.

7

Thi hành quyết định xử phạt

7.1. Quy định tại Điều 70 Luật Xử lý VPHC chưa khả thi khi thực hiện. Cụ thể: Điều 70 Luật Xử lý VPHC quy định: “Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành”.

Trên thực tế, việc thực hiện quy định này rất khó đối với các đối tượng là lao động tự do, lái xe khách là rất khó khăn, không thể gửi quyết định xử phạt trong vòng 02 ngày; vì các đối tượng này không có nơi cư trú ổn định, ít có mặt tại địa phương; nhiều trường hợp địa chỉ ghi trong giấy tờ khác với địa chỉ cư trú thực tế...

(Cục HQ Hà Tĩnh)

Quy định tại Điều 70 Luật Xử lý VPHC là quy định về thời hạn người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện việc gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác. Quy định này không phải là quy định về thời hạn gửi đến cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác.

Ngoài ra, Điều 70 Luật Xử lý VPHC còn quy định: “Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao”.

Đề nghị Cục Hải quan Hà Tĩnh căn cứ quy định nêu trên để thực hiện.

 

 

7.2. Nghị định 128/2008/NĐ-CP có quy định: Trường hợp đã qua một năm, mà người có thẩm quyền không thể giao quyết định xử phạt đến người bị xử phạt do người đó không đến nhận và không xác định được địa chỉ của họ hoặc lý do khách quan khác thì người đã ra quyết định xử phạt ra quyết định đình chỉ thi hành các hình thức xử phạt ghi trong quyết định đối với người đó, trừ hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; ...” Tuy nhiên, Luật Xử lý VPHC và Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Xử lý VPHC lại không có quy định nào để áp dụng cho trường hợp quá một năm mà người có thẩm quyền xử phạt không thể giao được quyết định xử phạt. Do vậy, đối với những trường hợp như trên không biết kết thúc hồ sơ như thế nào? Việc không ra được quyết định đình chỉ thi hành QĐXP dẫn đến tồn đọng nhiều hồ sơ vụ vi phạm không đưa vào phúc tập được.

(Cục HQTP.HCM)

1. Về việc giao quyết định xử phạt, Điều 70 Luật Xử lý VPHC quy định:

“Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết.

Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi quyết định đã được giao.

Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nêu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao”

2. Về việc quá thời hiệu thi hành quyết định xử phạt, Điều 74 Luật Xử lý VPHC quy định:

“1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội.

2. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn”.

Đề nghị Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh căn cứ quy định nêu trên để kết thúc hồ sơ.

 

 

7.3. - Đối tượng vi phạm là khách xuất nhập cảnh: khó thực hiện quyết định xử phạt do cơ quan hải quan không có quyền giữ hộ chiếu của khách XNC; mặt khác, các đối tượng này thường không có hoặc khai báo sai địa chỉ.

(Cục HQ Hà Nội)

- Một số trường hợp xử phạt VPHC đối với người xuất cảnh vi phạm quy định về khai hải quan đối với ngoại tệ mang theo khi xuất cảnh nhưng không giao được quyết định xử phạt thì tang vật xử lý như thế nào? (Cục HQ Đà Nẵng)

Khoản 3 Điều 10 Thông tư 190/2013/TT-BTC quy định: “Trường hợp đối tượng vi phạm đã xuất cảnh, không để lại địa chỉ cụ thể thì cơ quan hải quan vẫn thực hiện việc ra quyết định xử phạt theo quy định, phối hợp với Sở Ngoại vụ gửi quyết định xử phạt cho đối tượng bị xử phạt qua Đại sứ quán hoặc cơ quan Lãnh sự của nước đối tượng vi phạm mang quốc tịch để thực hiện; trường hợp không giao được quyết định xử phạt thì tang vật vi phạm xử lý theo khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính”.

Đề nghị Cục Hải quan Hà Nội, Cục Hải quan Đà Nẵng căn cứ quy định nêu trên và quy định tại Điều 74 Luật Xử lý VPHC để thực hiện.

8

Xử lý tang vật vi phạm bị tịch thu

8.1. Đối với ma tuý: Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 82 Luật XLVPHC thì: “đối với tang vật... là ma túy, vũ khí vật liệu nổ, hàng lâm sản quý hiếm thì chuyển giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để quản lý, xử lý theo đúng quy định của pháp luật”. Vậy ma túy bàn giao cho cơ quan nào?

(Cục HQ Hà Nội).

Khoản 2 Điều 37 Luật Phòng chống ma túy quy định: Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống ma tuý.

Căn cứ quy định nêu trên, đề nghị Cục Hải quan Hà Nội liên hệ với cơ quan Công an để chuyển giao tang vật ma túy.

 

 

8.2. Đối với tang vật là sản phẩm của Động vật hoang dã (sừng tê giác, ngà voi): hiện nay Cục HQ Hà Nội vẫn đang lưu giữ tang vật là sừng tê giác của 02 vụ việc (từ năm 2008) do cơ quan Hải quan đã khởi tố vụ án, toàn bộ hồ sơ đã chuyển cho cơ quan công an Điều tra, Mặc dù Cục HQHN đã đề nghị Công an TP.HN cử cán bộ nhận số tang vật trên song đến nay vẫn chưa có phản hồi.

Đề xuất: bàn giao tang vật của hai vụ việc nêu trên cho Cục Dự trữ Nhà nước.

(Cục HQ Hà Nội).

Khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “Việc xử lý vật chứng do cơ quan Điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra...”.

Do vậy, đối với các vụ việc đã chuyển hồ sơ cho cơ quan Điều tra thì việc xử lý tang vật phải do cơ quan Điều tra quyết định.

Đề nghị Cục Hải quan Hà Nội tiếp tục liên hệ với cơ quan Công an để thống nhất cách bảo quản, xử lý số tang vật này.

9

Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

Khoản 1 Điều 62 Luật Xử lý quy định “Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự”.

Theo quy định của Điều 153, 154, 161 Bộ luật Hình sự thì hầu hết các vụ việc vi phạm liên quan đến hàng cấm, hàng vi phạm chính sách mặt hàng, vi phạm về thuế, gian lận thuế ... có trị giá trên 100 triệu đồng đều có dấu hiệu của các tội buôn lậu, tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, trốn thuế... phải chuyển cơ quan điều tra. Điều này gây nhiều khó khăn cho cơ quan hải quan trong công tác xử lý và không phù hợp với thực tiễn. Đề nghị xem xét sửa đổi hoặc có hướng dẫn cụ thể về việc xác định dấu hiệu tội phạm

(Cục HQ Hải Phòng)

Khoản 1 Điều 22 Thông tư 190/2013/TT-BTC ngày 12/12/2013 quy định: Khi xem xét vụ vi phạm để xử lý, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chưa thể phân biệt được là vi phạm hành chính hay hình sự thì có văn bản trao đổi ý kiến kèm hồ sơ vụ việc bản photocopy gửi các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có liên quan (Viện kiểm sát nhân dân hoặc cơ quan điều tra) trước khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay xử lý hình sự. Trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày có công văn trao đổi kèm hồ sơ mà cơ quan tiến hành tố tụng hình sự không trả lời thì người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính tiến hành xử lý vi phạm theo quy định, sau đó gửi 01 quyết định cho cơ quan đã trao đổi ý kiến biết.

Đối với các vụ vi phạm liên quan đến hàng cấm, hàng vi phạm chính sách mặt hàng, vi phạm về thuế, gian lận thuế... có trị giá trên 100 triệu đồng mà khó phân biệt được hình sự hay hành chính thì đề nghị căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 190/2013/TT-BTC nêu trên để thực hiện.

10

Xử lý tang vật vi phạm

10.1. Theo quy định điểm c khoản 1 Điều 82 Luật XL thì: Đối với tang vật vi phạm hành chính là …, hàng lâm sản quý hiếm,... thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật;

Hiện nay, hàng lâm sản quý hiếm có nguồn gốc từ rừng trong nước được quy định tại Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của CP; đối với động thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế được quy định tại Thông tư 40/2013/TT-BNNPTNT ngày 5/9/2013 của Bộ NN&PTNT v/v ban hành danh mục các loài động thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp.

Do vậy, đối với các vụ vi phạm có tang vật là lâm sản (gỗ) có nguồn gốc từ nước ngoài, khi xử lý tang vật cơ quan HQ chưa có cơ sở để xác định chủng loại quý hiện thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan chuyên ngành.

Đề xuất: đề nghị vận dụng linh hoạt Thông tư 40/2013/TT-BNNPTNT để xác định chủng loại lâm sản quý hiếm làm cơ sở cho việc xử lý tang vật đảm bảo đúng quy định của Luật XL.

(Cục HQ Quảng Bình)

Điều 1 Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm có quy định: Nghị định này quy định về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật (kể cả loài lai) hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, bao gồm:

a) Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục I, II và III của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau đây gọi là Công ước CITES).

b) Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Khoản 4 Điều 3 Thông tư 88/2011/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2011 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn Nghị định 12/006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có quy định: “Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm: là những loài động vật, thực vật hoang dã thuộc quản lý của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) và những loài thực vật; động vật rừng quy định tại danh mục các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (sau đây gọi tắt Nghị định số 32/2006/NĐ-CP).

Thông tư 40/2013/TT-BNNPTNT ngày 5/9/2013 của Bộ NN&PTNT ban hành danh mục các loài động thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp.

Đề nghị Cục Hải quan Quảng Bình căn cứ các quy định nêu trên để làm cơ sở xác định lâm sản quý hiếm và xử lý theo quy định.

 

 

10.2. Theo quy định tại Nghị định 115/2013/NĐ-CP thì tại tỉnh, thành phố, UBND tỉnh phải xây dựng nơi tạm giữ tang vật, PTVPHC. Thực tế tại các Cục HQ chưa có nơi tạm giữ nên gặp khó khăn. Đề xuất: Tổng cục có kế hoạch xây dựng kho hàng tạm giữ hoặc bố trí kinh phí xây dựng kho hàng tạm giữ.

(Cục HQ Đà Nẵng)

Tổng cục Hải quan ghi nhận ý kiến này và sẽ xem xét giải quyết trong thời gian tới.

11

Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm thực hiện quyết định xử phạt

Sau khi Luật Xử lý VPHC có hiệu lực thì quyết định 1928/QĐ-TCHQ ngày 23/10/2006 của TCHQ ban hành quy định trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khám xét theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đã hết hiệu lực thi hành. Đề nghị Tổng cục ban hành quyết định khác thay thế QĐ 1928 (HQ Đà Nẵng)

Tổng cục Hải quan ghi nhận ý kiến này và sẽ xem xét giải quyết trong thời gian tới.

II

Vấn đề cụ thể

 

 

II.1

Vướng mắc về Nghị định 127/2013/NĐ-CP

 

 

1

Điều 5 Nghị định 127/2013/NĐ-CP

(Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan)

Khoản 3 Điều 5 NĐ 127/2013/NĐ-CP quy định: “Các trường hợp được sửa chữa, khai bổ sung theo quy định của pháp luật”

Kiến nghị:

Bổ sung như sau:

“3. Các trường hợp được sửa chữa, khai bổ sung trong hạn theo quy định của pháp luật”.

(Cục Hải quan Đồng Nai)

Tổng cục Hải quan ghi nhận và sẽ xem xét khi sửa đổi Nghị định 127/2013/NĐ-CP

2

Điều 6 Nghị định 127/2013/NĐ-CP (Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế)

2.1.Khoản 1 Điều 6 quy định:

“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Khai, nộp hồ sơ hải quan không đúng thời hạn quy định, trừ vi phạm quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ Khoản 2; Điểm a, b Khoản 3; Khoản 4 Điều này;

b) Không nộp đúng thời hạn chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được chậm nộp theo quy định của pháp luật hải quan”.

Kiến nghị:

Gộp 02 điều khoản, như sau:

“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Khai, nộp hồ sơ hải quan hoặc chứng từ thuộc hồ sơ hải quan không đúng thời hạn quy định, trừ vi phạm quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ Khoản 2; Điểm a, b Khoản 3; Khoản 4 Điều này”;

(Cục Hải quan Đồng Nai)

Tổng cục Hải quan ghi nhận kiến nghị của Cục Hải quan Đồng Nai và sẽ xem xét khi sửa đổi Nghị định 127/2013/NĐ-CP.

 

 

2.2. Vướng mắc trong trường hợp xác định đối tượng vi phạm hành chính là tổ chức hay cá nhân để áp dụng mức tiền phạt, cụ thể:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 127 thì hành vi Không tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh đúng thời hạn quy định mà phương tiện vi phạm ô tô dưới 24 chỗ ngồi, nếu tổ chức vi phạm thì có mức phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, nếu cá nhân vi phạm thì có mức phạt bằng ½ mức phạt của tổ chức. Lợi dụng chênh lệch của khung tiền phạt, khi làm thủ tục tái xuất đối với xe ôtô dưới 24 chỗ quá hạn thì doanh nghiệp không trực tiếp làm thủ tục mà doanh nghiệp nhờ một cá nhân nào đó đến làm thủ tục, trong trường hợp này, cơ quan xác định chủ thể vi phạm là cá nhân hay tổ chức để xử phạt?

(Cục HQ Hà Tĩnh)

Về nội dung này, Tổng cục đã trả lời tại công văn số 196/TCHQ-PC ngày 07/01/2014. Đề nghị Cục Hải quan Hà Tĩnh căn cứ vào hồ sơ vụ việc cụ thể và hướng dẫn tại công văn nêu trên để giải quyết vụ việc.

 

 

2.3. Điều chỉnh định mức SX sản phẩm gia công; định mức SX SPXK từ nguyên liệu, vật tư NK không đúng thời hạn quy định:

Trường hợp doanh nghiệp điều chỉnh định mức gia công, SXXK không đúng thời hạn quy định cần được xem xét là hành vi vi phạm phát sinh tại thời điểm doanh nghiệp có công văn xin điều chỉnh định mức, không xác định theo từng hành vi xảy ra tại thời điểm trễ hạn của từng định mức/từng mã sản phẩm.

Kiến nghị:

Cơ quan Hải quan lập BBVP và xử phạt 01 hành vi vi phạm theo từng thời điểm điều chỉnh định mức (từng lần doanh nghiệp có công văn điều chỉnh định mức), không xác định hành vi vi phạm trên từng định mức xin điều chỉnh (từng mã sản phẩm).

Ví dụ: Doanh nghiệp có 01 công văn điều chỉnh định mức sản xuất sản phẩm gia công không đúng thời hạn quy định đối với bốn mã sản phẩm xuất khẩu thì lập một Biên bản vi phạm và ban hành một quyết định xử phạt đối với một hành vi điều chỉnh định mức sản xuất sản phẩm gia công không đúng thời hạn quy định của công văn đề nghị điều chỉnh định mức sản phẩm xuất khẩu.

(Cục Hải quan Đồng Nai)

Theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 6 Nghị định 127/2013/NĐ-CP thì hành vi “Điều chỉnh định mức sản xuất sản phẩm gia công; định mức sản xuất sản phẩm xuất khẩu từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu không đúng thời hạn quy định” bị phạt tiền từ 1-5 triệu đồng.

Điểm a khoản 1 Điều 11 Thông tư 13/2014/TT-BTC quy định: “Việc thông báo định mức sản phẩm xuất khẩu được thực hiện cho từng mã sản phẩm. Định mức tách nguyên liệu thành phần từ nguyên liệu ban đầu được thông báo theo từng mã nguyên liệu ban đầu”.

Căn cứ quy định trên thì việc điều chỉnh định mức sản xuất phải thực hiện đối với từng mã sản phẩm gia công.

Việc lập biên bản và ra quyết định xử phạt VPHC phải căn cứ vào hồ sơ vụ việc cụ thể, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Trường hợp đủ cơ sở xác định là vi phạm hành chính nhiều lần theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Luật Xử lý VPHC thì chỉ xử phạt 01 lần và áp dụng tình tiết tăng nặng “Vi phạm hành chính nhiều lần”.

 

 

2.4. Không nộp đúng thời hạn chứng từ thanh toán thuộc hồ sơ quyết toán nguyên vật liệu:

Trên thực tế, phát sinh nhiều hồ sơ quyết toán nguyên vật liệu có khoảng hàng chục, hàng trăm chứng từ thanh toán (chứng từ thanh toán hàng nhập, chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu), việc theo dõi từng thời hạn nộp chứng từ thanh toán của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Đối với cơ quan Hải quan, cần khuyến khích doanh nghiệp nộp cùng lúc nhiều chứng từ thanh toán của bộ hồ sơ vì nếu nộp từng chứng từ theo từng thời điểm sẽ phát sinh khối lượng công việc rất lớn (tiếp nhận, chuyển giao cho bộ phận xử lý hồ sơ, kiểm tra đối chiếu hợp đồng, xác định số chứng từ thanh toán còn phải nộp...). Trên thực tế, doanh nghiệp xin không thu/hoàn thuế theo từng bộ hồ sơ có nhiều tờ khai thì cơ quan hải quan cũng không dựa theo từng chứng từ thanh toán doanh nghiệp cung cấp để ra từng quyết định không thu/hoàn thuế cho từng tờ khai của bộ hồ sơ đó.

Bên cạnh đó, việc xử phạt chậm nộp chứng từ thanh toán theo từng chứng từ nộp quá thời hạn sẽ dẫn đến mức phạt quá cao, nhất là trong những trường hợp vừa phạt hành vi không nộp đúng thời hạn hồ sơ thanh khoản, quyết toán, vừa bị phạt hành vi không nộp đúng thời hạn chứng từ thanh toán.

Kiến nghị:

Bổ sung vào khoản 2 điều 7 Thông tư 190/2013/TT-BTC ngày 12/12/2013: “Trường hợp doanh nghiệp không nộp đúng thời hạn nhiều chứng từ thanh toán thuộc 01 bộ hồ sơ quyết toán nguyên vật liệu NSXXK hoặc hoàn thuế (01 phiếu tiếp nhận và luân chuyển hồ sơ), cơ quan Hải quan căn cứ thời hạn phải nộp dài nhất của chứng từ thanh toán trong bộ hồ sơ để xác định vi phạm”.

(Cục HQ Đồng Nai)

Việc xác định hành vi vi phạm phải căn cứ vào thời điểm phải nộp của từng loại chứng từ thanh toán và thời điểm nộp để xác định có hay không có vi phạm hành chính. Do vậy, không có cơ sở xác định hành vi vi phạm theo thời hạn phải nộp dài nhất của chứng từ thanh toán trong bộ hồ sơ như đề nghị của Cục Hải quan Đồng Nai.

3

Điều 7 Nghị định 127/2013/NĐ-CP (Vi phạm quy định về khai hải quan)

3.1. Xác định hành vi khai khống:

- Khoản 4 Điều 7 Nghị định 127 quy định XP đối với hành vi “khai khống về tên hàng, số lượng, trọng lượng, trị giá hàng hóa XK; trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 Điều 13”

Khoản 4 Điều 8 Thông tư 190 hướng dẫn khoản 4 Điều 7 NĐ 127 như sau: “quy định này được áp dụng đối với trường hợp khai và m thủ tục hải quan nhưng không xuất khẩu hoặc XK thiếu so với khai hải quan…”

Điểm đ khoản 1 Điều 13 Nghị định 127 quy định xử phạt đối với hành vi “khai nhiều hơn so với thực tế hàng hóa XK về chủng loại, số lượng, trọng lượng sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu, hàng hóa tái xuất có số thuế gian lận chênh lệch từ 100.000.000 đồng trở lên”.

Hành vi “khai nhiều hơn so với thực tế hàng hóa XK” (ví dụ: hàng thực xuất chỉ 01 cái nhưng khai 03 cái) thì có phải là “khai khống” không?

- Khoản 5 Điều 7 NĐ 127 quy định: VP quy định tại khoản 3 Điều này mà có ảnh hưởng đến thuế thì xử phạt theo Điều 8 hoặc Điều 13 NĐ 127. Vậy, nếu vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 7 mà có ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp thì xử phạt theo khoản 4 Điều 7 hay điểm đ khoản 1 Điều 13 NĐ 127?

(Cục HQ Bình Dương)

- Khoản 4 Điều 8 Thông tư 190/2013/TT-BTC chỉ hướng dẫn về hành vi “khai khống” quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, không bao gồm hành vi “khai nhiều hơn so với thực tế hàng hóa xuất khẩu” quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 127/2013/NĐ-CP

- Điều 7 Luật Quản lý thuế (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định nghĩa vụ của người nộp thuế. Theo đó, một trong những nghĩa vụ của người nộp thuế là: “2. Khai thuế chính xác, trung thực; đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế”.

Căn cứ quy định này, trường hợp xác định vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 127/2013/NĐ-CP mà ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp, tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn; trốn thuế, gian lận thuế thì thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 8 hoặc Điều 13 Nghị định 127/2013/NĐ-CP.

 

 

3.2. Đề nghị Tổng cục có hướng dẫn cụ thể việc xử phạt VPHC đối với hành vi khai bổ sung hồ sơ hải quan quá 60 ngày nhưng không ảnh hưởng đến thuế và chính sách mặt hàng.

(Cục HQTP.HCM)

Trường hợp người khai hải quan, người nộp thuế tự phát hiện hồ sơ hải quan đã nộp có sai sót; tự giác khai báo trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế nhưng quá thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan và việc khai bổ sung không thuộc các trường hợp bị xử phạt theo Khoản 2, 3, 4 Điều 7; Điều 8; Điều 13; Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 thì thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013.

4

Điều 8 Nghị định 127/2013/NĐ-CP (Vi phạm quy định về khai thuế)

4.1. Xử phạt theo khoản 1 Điều 8 NĐ 127/2013/NĐ-CP:

Kiến nghị: Trường hợp doanh nghiệp tự phát hiện và khai bổ sung cho nhiều hồ sơ khai thuế (nhiều tờ khai) quá 60 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế, thì bị xử phạt theo từng tờ khai phát sinh số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn cao hơn quy định (phạt 10% số tiền thuế khai thiếu). Trường hợp số tiền thuế chênh lệch của từng tờ khai không quá 500.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do cá nhân thực hiện hoặc 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do tổ chức thực hiện thì không lập Biên bản vi phạm theo khoản 4 Điều 5 NĐ 127/2013/NĐ-CP. Đồng thời, cơ quan hải quan không cho bù trừ tiền thuế chênh lệch âm/dương giữa các tờ khai.

(Cục Hải quan Đồng Nai)

- Khoản 1 Điều 8 Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định: “Trường hợp người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ khai thuế quá 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì bị xử phạt 10% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn cao hơn so với quy định của pháp luật về thuế”.

- Khoản 4 Điều 5 Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại Điều 8, Điều 13 Nghị định này nhưng số tiền thuế chênh lệch không quá 500.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do cá nhân thực hiện hoặc 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do tổ chức thực hiện.

- Việc bù trừ tiền thuế chênh lệch âm/dương giữa các tờ khai: việc xử phạt VPHC căn cứ vào hành vi vi phạm phát sinh trên các tờ khai có khai báo sai hoặc không khai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn.

Đề nghị Cục Hải quan Đồng Nai căn cứ hồ sơ vụ việc cụ thể và các quy định nêu trên để xác định hành vi vi phạm và xử phạt theo quy định.

 

 

4.2. Xử phạt về hành vi: “Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ quyết toán thuế, hồ sơ thanh khoản, hồ sơ miễn thuế, hồ sơ xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế”:

Trường hợp doanh nghiệp có hành vi này thì được bù trừ số tiền thuế chênh lệch âm và chênh lệch dương của từng tờ khai trong mỗi hồ sơ quyết toán không thu/hoàn thuế nguyên vật liệu; không bù trừ giữa hồ sơ này với hồ sơ khác khi tính số tiền thuế chênh lệch.

(Cục Hải quan Đồng Nai)

Hiện nay, không có quy định nào v/v cho phép bù trừ số tiền thuế chênh lệch của từng tờ khai trong mỗi hồ sơ quyết toán, thanh khoản, hoàn thuế... như đề nghị của Cục Hải quan Đồng Nai.

Tuy nhiên, trong thực tế mỗi bộ hồ sơ quyết toán, thanh khoản, hoàn thuế... thường gồm rất nhiều các tờ khai. Do vậy, kiến nghị của Cục Hải quan Đồng Nai là phù hợp.

5

Điều 9 Nghị định 127/2013/NĐ-CP (Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng)

Tại Hải quan An Giang phát hiện một số trường hợp cá nhân mang ngoại tệ, vàng qua cửa khẩu với thủ đoạn tinh vi, không khai báo hải quan. Vậy trường hợp này được coi là không khai hải quan hay là buôn lậu? Theo HQ An Giang nếu không khai là do vi phạm về thủ tục thì chỉ xử phạt tiền; còn không khai có tính chất buôn lậu (thủ đoạn tinh vi, giấu diếm) thì phạt tiền + tịch thu tang vật vi phạm. Đề nghị Tổng cục hướng dẫn cụ thể.

(Cục HQ An Giang)

Căn cứ quy định tại Thông tư 15/2011/TT-NHNN ngày 12/8/2011 của Ngân hàng Nhà nước quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, Quyết định 92/2000/QĐ-NHNN7 ngày 17/3/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh khi mang ngoại tệ, vàng vượt mức quy định của Ngân hàng Nhà nước thì phải khai báo hải quan.

Trên cơ sở quy định này, Nghị định 127/2013/NĐ-CP đã quy định chế tài xử phạt đối với trường hợp không khai khi mang ngoại tệ, vàng XC, NC (Điều 9 Nghị định 127/2013/NĐ-CP) (với hình thức xử phạt tiền, trả lại tang vật vi phạm sau khi quyết định xử phạt đã được thực hiện).

Khoản 1 Điều 10 Thông tư 190/TT-BTC ngày 12/12/2013 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định: “Các hành vi vi phạm quy định tại Điều 9 Nghị định áp dụng đối với trường hợp người xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu, giấy thông hành, chứng minh thư biên giới vi phạm các quy định về khai hải quan; vi phạm quy định về mang ngoại tệ tiền mặt, mang vàng thuộc diện không được mang theo khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh. Các trường hợp mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt hoặc vàng trái phép khác qua biên giới thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 12 Nghị định”.

(Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 127/2013/NĐ-CP thì hành vi “Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới mà không phải tội phạm” có hình thức xử phạt là phạt tiền + tịch thu tang vật vi phạm).

Như vậy, căn cứ các quy định này thì “Trường hợp người XC, NC không khai ngoại tệ tiền mặt, vàng mang theo khi XC, NC bằng hộ chiếu, giấy thông hành, chứng minh thư biên giới (không phân biệt có hay không có thủ đoạn tinh vi, giấu diếm) thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 9 Nghị định 127/2013/NĐ-CP; trường hợp người XC, NC mang ngoại tệ tiền mặt, vàng trái phép qua biên giới thì căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 127/2013/NĐ-CP để xử phạt theo thẩm quyền.

Trường hợp có cơ sở xác định người xuất cảnh, nhập cảnh có hành vi, buôn lậu, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới thì căn cứ quy định của Bộ luật Hình sự để xử lý theo quy định.

6

Điều 10 Nghị định 127/2013/NĐ-CP (Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra thuế)

6.1. Ở cùng một thời điểm, Doanh nghiệp xin sao lục nhiều tờ khai hải quan bị mất. Tuy nhiên, HQ không xác định được các tờ khai này bị mất ở thời điểm nào (mất ở cùng một thời điểm hay mất ở nhiều thời điểm)?

Đối với trường hợp này, Cục HQ Đồng Nai đề xuất: lập một Biên bản VP và ban hành một quyết định xử phạt đối với hành vi “vi phạm các quy định về lưu hồ sơ hải quan” và không áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm nhiều lần”.

Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Luật Xử lý VPHC thì “vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý”; điểm b khoản 1 Điều 10 quy định “vi phạm hành chính nhiều lần” là một trong những tình tiết tăng nặng.

Do vậy, đề nghị Cục Hải quan Đồng Nai căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 2 Luật Xử lý VPHC để xác định: trường hợp doanh nghiệp xin sao lục nhiều tờ khai hải quan bị mất mà không xác định được thời điểm mất; do vậy, không xác định được có vi phạm hành chính nhiều lần thì không áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm hành chính nhiều lần” trong việc xử phạt VPHC.

 

 

6.2. Quy định tại điểm b khoản 5 Điều 10 Nghị định 127:

a) Về tên gọi, hành vi “nộp, xuất trình chứng từ, tài liệu giả mạo cho cơ quan hải quan nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự” (chưa bao quát hết các trường hợp vi phạm, ví dụ trường hợp doanh nghiệp lập ra các hợp đồng giả mạo (giả mạo chữ ký, con dấu...) và sử dụng hợp đồng này để khai hải quan, tờ khai được phân luồng xanh nên doanh nghiệp tự lưu hồ sơ, cơ quan hải quan chỉ phát hiện ra khi kiểm tra sau thông quan. Trường hợp này doanh nghiệp không có hành động “nộp, xuất trình” nên tên gọi hành vi chỉ phù hợp xử lý vi phạm đối với tờ khai luồng vàng, đỏ.

Kiến nghị:

- Sửa đổi tên gọi hành vi vi phạm từ “nộp, xuất trình chứng từ; tài liệu giả mạo cho cơ quan hải quan nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự” tại điểm b khoản 5 Điều 10 Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 thành “sử dụng chứng từ, tài liệu giả mạo để khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.

b) Về cách thức xác định vi phạm, Cục Hải quan Đồng Nai có vướng mắc là xử phạt trên từng tờ khai có sử dụng hợp đồng giả mạo hay xử phạt trên từng hợp đồng giả mạo. Thực tế có những trường hợp một hợp đồng sử dụng khai báo cho nhiều tờ khai như hợp đồng gia công, khai tờ khai Vnacc/Vcis đối với hợp đồng, hóa đơn trên 50 dòng hàng phải tách tờ khai hoặc ngược lại một tờ khai sử dụng nhiều hợp đồng nhập khẩu.

Trước mắt, kiến nghị Tổng cục Hải quan có hướng dẫn việc lập BBVP và xử phạt theo từng hành vi vi phạm đã hoàn thành đối với từng hồ sơ hải quan. Thời điểm hành vi vi phạm hoàn thành: nộp, xuất trình cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục thông quan tờ khai Hải quan hoặc sử dụng chứng từ, tài liệu giả mạo khai lên chương trình Thông quan tự động của cơ quan Hải quan.

Ví dụ: Doanh nghiệp nộp/xuất trình 03 bộ hồ sơ để thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu cùng một thời điểm 01 ngày (03 tờ khai hải quan luồng đỏ in từ chương trình Thông quan tự động), 03 tờ khai này sử dụng 02 Hợp đồng nhập khẩu có giả mạo chữ ký, Chi cục lập một Biên bản vi phạm và ban hành một quyết định xử phạt đối với ba hành vi nộp, xuất trình chứng từ, tài liệu giả mạo cho cơ quan hải quan nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ: Doanh nghiệp khai lên chương trình Thông quan tự động 03 tờ khai Hải quan cùng một thời điểm 01 ngày (03 tờ khai hải quan luồng xanh), 03 tờ khai này sử dụng 04 Hợp đồng nhập khẩu có giả mạo chữ ký, Chi cục lập một Biên bản vi phạm và ban hành một quyết định xử phạt đối với ba hành vi nộp, xuất trình chứng từ, tài liệu giả mạo cho cơ quan hải quan nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

(Cục HQ Đồng Nai)

a) Điều 7 Nghị định 154/2005/NĐ-CP và Điều 12 Thông tư 128 quy định cụ thể hồ sơ hải quan phải nộp hoặc xuất trình khi m thủ tục hải quan áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa thuộc các luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ trong và sau thông quan. Do vậy, định danh hành vi “nộp, xuất trình chứng từ, tài liệu giả mạo” tại điểm b khoản 5 Điều 10 NĐ 127/2013/NĐ-CP là phù hợp với các quy định của pháp luật.

b) Về cách thức xác định hành vi:

Việc xử phạt phải căn cứ trên cơ sở hồ sơ vụ việc thực tế, xác định rõ chứng từ, tài liệu nào thuộc bộ hồ sơ hải quan bị giả mạo và căn cứ vào quy định tại điểm b khoản 5 Điều 10 để xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp vụ việc có tình tiết tăng nặng “vi phạm hành chính nhiều lần” theo khoản 6 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt xem xét xử phạt đảm bảo phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

 

 

6.3. Quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định 127/2013/NĐ-CP:

“5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: ...d) Sử dụng chứng từ không hợp pháp để làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định”.

Kiến nghị bổ sung như sau:

d) Sử dụng chứng từ không hợp pháp để m thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định, trừ vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định này.

(điểm a khoản 1 Điều 13 quy định: “a) Sử dụng chứng từ; tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế; tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn”).

(Cục Hải quan Đồng Nai)

Tổng cục Hải quan ghi nhận kiến nghị này và sẽ xem xét khi sửa đổi Nghị định 127/2013/NĐ-CP.

7

Điều 12 Nghị định 127/2013/NĐ-CP (Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan)

Hiện nay, cơ sở pháp lý quy định về chứng từ có hợp pháp hay không hợp pháp đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường là Thông tư liên tịch số 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA ngày 12/5/2011. Tuy nhiên, Thông tư này lại không áp dụng đối với hàng hóa NK là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu (trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng). Khi lực lượng KSHQ chặn PTVT, kiểm tra chứng từ và cho rằng chứng từ không hợp pháp theo quy định TTLT số 60 nêu trên, nếu tang vật vi phạm là nguyên liệu NK để gia công, SXXK thì cơ sở pháp lý là chưa vững vàng.

Để đảm bảo cơ sở pháp lý, đề nghị TCHQ nghiên cứu và kiến nghị bổ sung quy định đối với vấn đề nêu trên.

(Cục HQ Bình Dương).

Hiện nay, Thông tư liên tịch số 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA ngày 12/5/2011 đang được xem xét sửa đổi. Theo đó, dự thảo Thông tư liên tịch được xây dựng theo hướng loại bỏ quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA (là nội dung quy định những trường hợp không áp dụng quy định của Thông tư). Sau khi Thông tư được ban hành sẽ đảm bảo cơ sở pháp lý để cơ quan hải quan xem xét, xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp vận chuyển hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu.

8

Điều 13 Nghị định 127/2013/NĐ-CP (Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế)

8.1. Việc cấn trừ tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ tại Điều 13:

Đoạn 2 khoản 2 Điều 13 Nghị định 127 quy định: trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc mỗi tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng”. Như vậy, theo quy định này thì nguyên tắc này chỉ được áp dụng cho Điều 13, không áp dụng chung.

Trong khi đó, khoản 4 Điều 23 Luật XL quy định cách xác định mức phạt tiền trong trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc có 01 trong hai loại tình tiết, nhưng không quy định cách xác định mức phạt tiền trong trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ.

Vậy, trường hợp vi phạm tại các Điều khác mà vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xác định mức phạt tiền như thế nào?

(Cục HQ Bình Dương).

Điều 13 Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Theo đó, nguyên tắc “mỗi tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng” nêu tại Điều này chỉ áp dụng đối với các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, không áp dụng đối với các hành vi vi phạm khác nêu tại Nghị định này. Vì vậy, trường hợp vi phạm tại các Điều khác mà vừa có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì đề nghị Cục Hải quan Bình Dương trên cơ sở hồ sơ vụ việc cụ thể, xem xét mức phạt đảm bảo theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

 

 

8.2. Điểm đ khoản 1 Điều 13 Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định: Khai nhiều hơn so với thực tế hàng hóa xuất khẩu về chủng loại, số lượng; trọng lượng sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu, hàng tái xuất có số thuế gian lận từ 100.000.000 đồng trở lên;

Trường hợp này không thấy có quy định xử phạt ở điều khoản khác khi số thuế gian lận dưới 100.000.000 đồng, dẫn đến việc có thể hiểu hành vi này làm phát sinh số thuế gian lận dưới 100 triệu là không phạt.

(Cục Hải quan Đồng Nai)

Khoản 3 Điều 9 Thông tư 190/2013/TT-BTC quy định như sau:

“3. Đối với hành vi khai nhiều hơn so với thực tế hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu (bao gồm cả nguyên vật liệu gia công tái xuất, nguyên vật liệu nhập sản xuất tái xuất) và hàng tái xuất về chủng loại, số lượng, trọng lượng dẫn đến số tiền thuế chênh lệch dưới 100.000.000 đồng thì xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định. Trường hợp số tiền thuế chênh lệch từ 100.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử phạt theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 13 Nghị định”.

Đề nghị Cục HQ Đồng Nai căn cứ quy định nêu trên để thực hiện.

 

 

8.3. Quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 13:

“l) Các hành vi cố ý không khai hoặc khai sai khác về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, thuế suất, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trốn thuế, gian lận thuế”.

Kiến nghị:

Nên bỏ từ “thuế suất” vì đã trùng điểm b khoản 1 Điều 13 (quy định: “b) Khai sai mã số hàng hóa, thuế suất đối với những mặt hàng đã được cơ quan hải quan hướng dẫn mã số hàng hóa, thuế suất”);

(Cục Hải quan Đồng Nai)

Quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 13 Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ để xử phạt với các hành vi vi phạm cố ý không khai hoặc khai sai khác về tên hàng, chủng loại, số lượng, chất lượng, trị giá, thuế suất có thể phát sinh trong thực tế mà chưa được định danh tại các điểm khác của khoản 1 Điều này, trong đó bao gồm cả hành vi khai sai thuế suất đối với những mặt hàng đã được cơ quan hải quan hướng dẫn mã số hàng hóa, thuế suất nêu tại điểm b khoản 1 Điều này. Do đó, việc đề nghị bỏ cụm từ “thuế suất” nêu tại điểm 1 khoản 1 Điều này là chưa hợp lý.

 

 

8.4. Quy định tại khoản 2 Điều 13:

“Trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc mỗi tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng”

Kiến nghị:

Nên đưa hướng dẫn trên vào Mục 1 Những quy định chung (ví dụ: Điều 2 hoặc Điều 4...) để vận dụng khi xử phạt các hành vi vi phạm, không chỉ riêng nhóm hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

(Cục Hải quan Đồng Nai)

Tổng cục Hải quan ghi nhận kiến nghị này và sẽ cân nhắc để tiếp thu khi sửa đổi các văn bản có liên quan.

9

Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP (Vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh)

9.1. Đối với hành vi quy định tại điểm đ Điều 14 (Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật) và điểm e (Nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam mà trên nhãn thể hiện chưa đúng, đủ những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật) thì ngoài việc bị phạt tiền còn bị buộc khắc phục các vi phạm về nhãn hàng hóa trước khi hàng hóa được thông quan. Tuy nhiên, khoản 3 Điều 10 Nghị định 89 có quy định: Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này trước khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhân gốc.

Vậy trường hợp này thực hiện như thế nào?

(Cục HQTP.HCM, Cục Đà Nẵng)

Về vấn đề này, hiện nay Tổng cục đang báo cáo Bộ xin ý kiến chỉ đạo để hướng dẫn thực hiện thống nhất trong toàn Ngành.

 

 

9.2. Quy định tại điểm c khoản 5 Điều 14:

“5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:...c) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải có giấy phép mà không có giấy phép”;

Kiến nghị:

Nên bỏ cụm từ “phải có giấy phép mà” như sau: “c) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có giấy phép”

(Cục Hải quan Đồng Nai)

Tổng cục Hải quan ghi nhận ý kiến của Cục Hải quan Đồng Nai và sẽ xem xét khi sửa đổi Nghị định 127/2013/NĐ-CP.

10

Điều 23 Nghị định 127/2013/NĐ-CP (Xử lý đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu quá thời hạn làm thủ tục hải quan, hàng hóa không có chủ sở hữu, hàng hóa nhập khẩu buộc phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc phải tái xuất)

10.1. Một số doanh nghiệp làm thủ tục tạm nhập - tái xuất máy móc thiết bị, nhưng khi hết thời hạn tạm nhập, doanh nghiệp không thực hiện việc tái xuất. Trường hợp này theo quy định tại khoản 4 Điều 23 NĐ số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 thì phải ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm. Tuy nhiên, khi thực hiện quy định này có một số khó khăn như sau:

- Không xác minh được tang vật vi phạm hiện đang ở đâu do Công ty không hợp tác với hải quan để xác minh.

- Thẩm quyền tịch thu tang vật vượt quá thẩm quyền của Cục trưởng Cục HQ; theo đó, phải chuyển để Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định tịch thu tang vật. Tuy nhiên, UBND tỉnh là cơ quan thẩm quyền chung nên việc xử lý những vụ việc phát sinh trong lĩnh vực hải quan sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xác minh tang vật vi phạm, huy động lực lượng để thực hiện việc tịch thu, kinh phí cho việc thực hiện, xử lý hàng sau khi tịch thu. (Cục HQ Hà Tĩnh)

- Vướng mắc về thẩm quyền tịch thu: Tổng cục Hải quan ghi nhận vướng mắc này và sẽ kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền khi sửa đổi Luật Xử lý VPHC.

- Về vấn đề không xác minh được tang vật hiện đang ở đâu: Do công văn không nêu cụ thể các biện pháp đã tiến hành để xác minh và việc Công ty không hợp tác với cơ quan hải quan như thế nào trong quá trình xác minh nên Tổng cục Hải quan chưa có cơ sở để trả lời cụ thể cho trường hợp này được.

Đề nghị Cục Hải quan Hà Tĩnh căn cứ tình hình thực tế, lựa chọn phương thức phù hợp để xác minh tang vật vi phạm và xử lý theo quy định.

 

 

10.2. - Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 127/2013/NĐ-CP thì thẩm quyền tịch thu tang vật thuộc Chi cục trưởng, Cục trưởng Cục Hải quan (Điều này không quy định thẩm quyền tịch thu của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố). Vậy, trường hợp tang vật vi phạm bị tịch thu vượt thẩm quyền của Cục trưởng thì ai có thẩm quyền ra quyết định tịch thu tang vật?

(Cục HQ Hải Phòng, Cục HQTP.HCM)

- Trường hợp hàng hóa bị buộc tái xuất hoặc buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quyết định xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố nhưng quá thời hạn quy định mà không thực hiện quyết định xử phạt thì ai có thẩm quyền ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật?

(Cục HQ Hải Phòng)

Điểm d khoản 3 Điều 38 Luật Xử lý VPHC quy định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm (không giới hạn trị giá tang vật vi phạm)

Khoản 3 Điều 52 Luật Xử lý VPHC quy định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.

Khoản 7 Điều 18 Thông tư 190/2013/TT-BTC ngày 12/12/2013 quy định: Đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả vượt thẩm quyền xử phạt của mình thì Cục trưởng Cục Hải quan; Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan tự mình hoặc thông qua Cục Hải quan địa phương làm thủ tục chuyển hồ sơ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung Ủy ban nhân dân tỉnh) nơi xảy ra vi phạm để Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định xử phạt.

Vì vậy, đối với trường hợp tang vật vi phạm bị tịch thu có trị giá vượt quá thẩm quyền của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố thì căn cứ quy định nêu trên để thực hiện.

 

 

10.3. - Về thẩm quyền xử lý hàng hóa nhập khẩu quá thời hạn làm thủ tục hải quan, hàng hóa không có chủ sở hữu thì thực hiện theo Điều 23 Nghị định 127/2013/NĐ-CP (quy định Chi cục trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng có thẩm quyền tịch thu, tiêu hủy) hay Thông tư 15/2014/TT-BTC ngày 27/1/2014 của Bộ TC hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan (quy định thẩm quyền xử lý hàng hóa tồn đọng cho Lãnh đạo Cục HQ)?

(Cục HQTP.HCM)

- Hàng hóa không thuộc diện cấm xuất khẩu, nhập khẩu tồn đọng tại cảng không xác định được chủ sở hữu thì việc xử lý thực hiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định 127/2013/NĐ-CP hay Thông tư 15/2014/TT-BTC?

(Cục HQ Hải Phòng)

Khoản 2 Điều 83 Luật Ban hành văn bản QPPL quy định: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”.

Đề nghị Cục Hải quan Hải Phòng, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh căn cứ quy định trên để thực hiện.

 

 

10.4. Trường hợp hàng hóa không xác định được chủ sở hữu bị tịch thu nhưng không xác định được thẩm quyền tịch thu do không xác định được hàng hóa thuộc quyền sở hữu của cá nhân hay tổ chức (ví dụ hàng vô chủ có trị giá hàng hóa lớn hơn 50.000.000 đồng và nhỏ hơn 100.000.000 đồng không xác định được thẩm quyền tịch thu của Cục trưởng hay Tổng cục trưởng thì xử lý thế nào?

(Cục HQ Hải Phòng)

Tổng cục Hải quan ghi nhận nội dung vướng mắc này để trao đổi với cơ quan có thẩm quyền và sẽ có văn bản trả lời sau.

11

Các hành vi vi phạm chưa có chế tài xử phạt

- Buôn bán hàng hóa trái phép qua biên giới

Trường hợp này khi phát hiện cơ quan Hải quan phải vận dụng lập biên bản mua bán hàng hóa không có chứng từ hợp lệ dẫn đến: không đúng bản chất hành vi; bỏ lọt tội phạm.

- Xuất khẩu hàng hóa qua biên giới

Trường hợp này hải quan phải áp dụng Nghị định 107/2008/NĐ-CP ngày 22/9/2008 của CP quy định xử phạt hành chính về các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại.

(Cục HQ Quảng Trị)

- Không khai NPL mua nội địa của DNCX để SX hàng SXXK. (bổ sung vào khoản 3 Điều 7 Nghị định 127)

(Cục Hải quan Đồng Nai)

Tổng cục Hải quan ghi nhận các kiến nghị này và sẽ xem xét bổ sung khi sửa đổi Nghị định 127/2013/NĐ-CP.

II.2

Thông tư 190/2013/TT-BTC

 

 

1

Điều 3 Thông tư 190/2013/TT- BTC

Việc xác định tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng và mức tiền phạt cụ thể:

Căn cứ khoản 5 Điều 2 Luật xử lý VPHC về khái niệm tái phạm: là việc cá nhân, tổ chức đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định này mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý.

Tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 190/2013/TT-BTC ngày 12/12/2013 hướng dẫn: “Vi phạm lần đầu trong lĩnh vực hải quan nêu tại khoản 2 Điều 2 Nghị định là trường hợp cá nhân, tổ chức trước đó chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nhưng đã quá 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo, hoặc đã quá 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm”,

Dựa trên khái niệm tái phạm của Luật xử lý VPHC thì vi phạm lần đầu được hiểu là trước đó, trong thời hạn luật định, cá nhân, tổ chức trước đó chưa bị xử phạt VPHC trong lĩnh vực hải quan hoặc bị xử phạt VPHC trong lĩnh vực hải quan về cùng hành vi bị lập Biên bản vi phạm... Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Thông tư 190/2013/TT-BTC ngày 12/12/2013 thì vi phạm lần đầu được hiểu là trước đó, trong thời hạn luật định, cá nhân, tổ chức trước đó chưa bị xử phạt VPHC trong lĩnh vực hải quan hoặc bị xử phạt VPHC trong lĩnh vực hải quan... mà không nêu rõ việc đã bị xử phạt phải cùng hành vi hiện tại bị lập Biên bản vi phạm.

Như vậy, hai khái niệm trên mâu thuẫn về logic và trên thực tế sẽ phát sinh trường hợp vi phạm không phải là tái phạm (chưa bị xử phạt về cùng hành vi) cũng không phải vi phạm lần đầu (đã bị xử phạt nhiều hành vi khác trong lĩnh vực HQ).

Có hai cách hiểu: Một là, nếu không phải là tái phạm thì là vi phạm lần đầu. Hai là, vẫn có trường hợp không có tình tiết tái phạm cũng không có tình tiết vi phạm lần đầu (không có tình tiết tăng nặng lẫn giảm nhẹ) Theo quan điểm của Cục Hải quan Đồng Nai thì cách hiểu thứ nhất hợp lý hơn.

Kiến nghị:

Sửa đổi khoản 2 Điều 3 Thông tư 190/2013/TT- BTC ngày 12/12/2013 như sau: “Vi phạm lần đầu trong lĩnh vực hải quan nêu tại khoản 2 Điều 2 Nghị định trường hợp cá nhân, tổ chức trước đó chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (về cùng hành vi bị lập biên bản vi phạm) nhưng đã quá 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo, hoặc đã quá 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm”

Trước mắt, trường hợp doanh nghiệp đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nhưng không có tình tiết tăng nặng (do chưa bị xử phạt về cùng hành vi) thì xem xét là vi phạm lần đầu.

Tổng cục Hải quan ghi nhận kiến nghị này để xem xét sửa đổi khi sửa Thông tư 190/2013/TT-BTC.

2

Điều 4 Thông tư 190/2013/TT- BTC

Về trường hợp khai sai mã số thuế, thuế suất:

Theo hướng dẫn tại khoản 7, khoản 8 Điều 4 Thông tư 190/2013/TT-BTC ngày 12/12/2013, việc khai sai mã số, thuế suất được coi lần đầu khi đáp ứng các điều kiện: a) Cá nhân, tổ chức chưa xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó; b) Chưa được cơ quan Hải quan hướng dẫn, xác định mã số, thuế suất hàng hóa đó hoặc đã hướng dẫn nhưng chưa đúng”.

“Những trường hợp sau được xác định là đã được cơ quan hải quan hướng dẫn, xác định về việc khai mã số, thuế suất:

a) Đã được cơ quan hải quan hướng dẫn khai mã số, thuế suất và đã lập biên bản chứng nhận về việc hướng dẫn việc khai mã số thuế suất;

b) Cơ quan hải quan đã có văn bản xác định trước mã số, thuế suất;

c) Cơ quan hải quan đã xác định mã số, thuế suất hàng hóa và ban hành quyết định ấn định thuế”

Kiến nghị:

- Để việc tra cứu, kiểm tra quá trình NK hàng hóa liên quan việc xử phạt, đề xuất ấn định, truy thu thuế các lần NK trước đây được thuận lợi, Cục Hải quan Đồng Nai đề xuất chỉ tra cứu trong thời hạn 02 năm kể từ thời điểm phát hiện vi phạm. Giới hạn thời gian này cũng phù hợp với khả năng quản lý của các đơn vị hải quan do thời gian trước đây, việc nhập thông tin điều chỉnh mã số, thuế suất lên cơ sở dữ liệu không quy chuẩn, dẫn đến các tờ khai đã khai báo quá lâu đã hủy cả bản giấy thì rất khó có thể tra cứu được. Thời gian 02 năm cũng phù hợp với “thời hiệu” xử phạt VPHC trong lĩnh vực hải quan theo Điều 6 Luật Xử lý VPHC.

- Bổ sung tại khoản 8 Điều 4 Thông tư 190/2013/TT-BTC ngày 12/12/2013 một trường hợp được xác định là đã được cơ quan hải quan hướng dẫn, xác định về việc khai mã số, thuế suất:

“Hàng hóa đã được doanh nghiệp nhập khẩu tại tờ khai trước, đã qua kiểm tra thực tế hàng hóa xác định mã số thuế, thuế suất đúng, được cơ quan hải quan thông quan”.

(Cục HQ Đồng Nai)

Tổng cục Hải quan ghi nhận kiến nghị này để xem xét sửa đổi khi sửa Thông tư 190/2013/TT-BTC.

3

Mẫu ấn chỉ

3.1. Về mẫu ấn chỉ: khi cơ quan Công an tiếp nhận vụ việc do cơ quan Hải quan chuyển sang thường có ý kiến là tại sao cơ quan Hải quan không lập biên bản phạm pháp quả tang? Đề nghị Tổng cục xem xét cơ chế phối hợp giữa hai ngành để việc phối hợp xử lý vụ việc được thuận lợi.

(Cục HQ An Giang)

Căn cứ quy định của điều 58 Luật Xử lý VPHC thì khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản.

Mẫu biên bản ban hành kèm theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Xử lý VPHC chỉ quy định mẫu biên bản VPHC mà không quy định mẫu biên bản phạm pháp quả tang.

Như vậy, căn cứ quy định này thì Luật Xử lý VPHC không quy định khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thì phải lập biên bản phạm pháp quả tang.

Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự (Điều 82) thì biên bản phạm pháp quả tang chỉ được lập đối với người phạm pháp quả tang và do cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, UBND nơi gần nhất lập.

Do vậy, khi chuyển vụ việc có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự, Cục HQ An Giang căn cứ quy định tại Điều 58 Luật Xử lý VPHC, Điều 82 Bộ luật Tố tụng Hình sự có văn bản trao đổi với cơ quan Công an về việc cơ quan Hải quan chỉ được lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà không được lập biên bản phạm pháp quả tang.

 

 

3.2. Một số mẫu biên bản và quyết định ban hành kèm theo Thông tư 190/2013/TT-BTC chưa thống nhất với mẫu ban hành kèm theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP (mẫu biên bản VPHC không có mục để ghi lời khai của người vi phạm, quyết định xử phạt không có câu “tôi, chức vụ, quyền hạn...”). Căn cứ quy định tại Điều 83 Luật Ban hành VBQPPL thì trường hợp này phải áp dụng mẫu ban hành kèm theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP. Đề nghị có hướng dẫn để thực hiện thống nhất.

(Cục HQ Đà Nẵng).

- Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ thì “Căn cứ vào mẫu biên bản, mẫu quyết định ban hành kèm theo Nghị định này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ban hành các mẫu biên bản, quyết định phù hợp để sử dụng trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình và quy định việc quản lý, sử dụng các mẫu biên bản, quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp cần thiết, để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thể ban hành các mẫu biên bản, quyết định và các mẫu biểu cần thiết khác sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tư pháp ”,

Theo đó, các mẫu ấn chỉ ban hành kèm theo Thông tư 190/2013/TT-BTC đã được xây dựng trên cơ sở quy định nêu trên để sử dụng trong lĩnh vực hải quan. Vì vậy, trường hợp một số nội dung tại mẫu ấn chỉ ban hành kèm theo Thông tư 190/2013/TT-BTC không hoàn toàn trùng với nội dung tại mẫu ấn chỉ ban hành kèm theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP thì việc áp dụng mẫu ban hành kèm theo Thông tư 190 là phù hợp.

 

 

3.3. Hiện nay, theo hệ thống quản lý thông tin vi phạm pháp luật hải quan thì khi phát sinh vụ vi phạm cán bộ thụ lý phải nhập thông tin vào mẫu biên bản VPHC trên hệ thống thông tin và phải lập biên bản VPHC theo bản giấy được cấp phát để lưu hồ sơ. Đề nghị cho phép sử dụng mẫu biên bản VPHC in từ Hệ thống thông tin vi phạm để thay thế mẫu Biên bản VPHC do Tổng cục cấp phát trong quá trình xử phạt (Cục HQ Hà Tĩnh)

Việc sử dụng mẫu ấn chỉ nói chung (bao gồm mẫu biên bản vi phạm hành chính) thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 8611/TCHQ-QLRR ngày 09/7/2014 của Tổng cục Hải quan

 

 

3.4. Tại mục ghi chú số (4) mẫu biên bản VPHC hướng dẫn cách ghi chủ thể vi phạm “ghi họ tên cá nhân vi phạm hoặc họ tên, chức vụ của đại diện tổ chức vi phạm; giấy ủy quyền nếu đại diện của tổ chức vi phạm” chưa phù hợp với quy định tại Điều 58 Luật Xử lý về lập biên bản VPHC

(Cục HQ Hải Phòng)

Tổng cục Hải quan ghi nhận kiến nghị này và sẽ xem xét sửa đổi khi sửa Thông tư 190/2013/TT-BTC

 

 

3.5. Việc ghi BBVP:

Theo hướng dẫn của chú thích 9 mẫu biên bản vi phạm số 01 Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính, việc thể hiện tại vị trí tên hành vi vi phạm: đã có các hành vi vi phạm hành chính ...(ghi tóm tắt hành vi vi phạm)... quy định tại…. (ghi điểm, khoản, điều của Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể)...

Theo hướng dẫn của chú thích 7 mẫu biên bản vi phạm Thông tư 190/2013/TT-BTC ngày 12/12/2013 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013, việc thể hiện tại vị trí xác định hành vi vi phạm: đã vi phạm quy định ... (ghi văn bản quy phạm pháp luật quy định về mặt nội dung đã bị vi phạm (không ghi chế tài xử phạt)...

Như vậy, cách trình bày trên BBVP tại 02 văn bản trên là chưa thống nhất.

Kiến nghị:

Tổng cục Hải quan có hướng dẫn các đơn vị thực hiện thống nhất. Cụ thể: sau phần mô tả rõ hành vi vi phạm tại BBVP phải kết luận hành vi cụ thể tại Điều, khoản của văn bản quy phạm pháp luật quy định về nội dung đã bị vi phạm và tại trang 2 (mặt sau) của BBVP, phần kết luận hành vi vi phạm phải ghi rõ điều khoản của văn bản chế tài, cụ thể là nghị định xử phạt liên quan

VD: khi kết thúc phần nội dung sự việc, công chức ghi: Công ty A đã vi phạm quy định về thời gian làm thủ tục hải quan tại Điều 18 Luật Hải quan;

Mặt sau (trang 2 BBVP) ghi: Hành vi của Công ty A đã vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ).

(Cục Hải quan Đồng Nai)

Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 thì “Căn cứ vào mẫu biên bản, mẫu quyết định ban hành kèm theo Nghị định này, Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ban hành các mẫu biên bản, quyết định phù hợp để sử dụng trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình và quy định việc quản , sử dụng các mẫu biên bản, quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp cần thiết, để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thể ban hành các mẫu biên bản, quyết định và các mẫu biểu cần thiết khác sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tư pháp”.

Theo đó, để phù hợp với lĩnh vực quản lý của ngành Hải quan, trên cơ sở thống nhất với Bộ Tư Pháp thì việc áp dụng mẫu biên bản ban hành kèm theo Thông tư 190 là phù hợp.

Việc hướng dẫn tại chú thích 7 mẫu BB-HC1 ban hành kèm theo Thông tư 190/2013/TT-BTC ngày 12/12/2013 của Bộ Tài chính nhằm mục đích đảm bảo việc xác định hành vi vi phạm được thống nhất từ khi lập biên bản vi phạm hành chính đến khi ra quyết định xử phạt vi phạm.

III.

Quyết định 113/QĐ-TCHQ

 

 

1

 

Tại khoản 6 mục I Phần B quyết định 113/QĐ-TCHQ ngày 22/1/2014 quy định: thể thức và kỹ thuật trình bày Quyết định phải tuân theo hướng dẫn tại Thông tư 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ. Như vậy việc lấy số quyết định là theo số văn thư hay mở sổ lấy số riêng theo như quyết định 2238/QĐ-TCHQ đã bị bãi bỏ. Đề xuất: số quyết định mở sổ và lấy số riêng để thuận tiện quản lý và thống kê. (Cần Thơ)

Căn cứ quy định tại Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011, Thông tư 07/2012/TT-BNV ngày 22/11/2012 của Bộ Nội Vụ, đề nghị Cục Hải quan Cần Thơ không mở sổ lấy số riêng cho các quyết định xử phạt mà thực hiện việc lấy số quyết định xử phạt theo quy định tại các văn bản nêu trên.

2

 

Xử lý trường hợp doanh nghiệp thực hiện nhiều hành vi vi phạm cùng thời điểm:

Kiến nghị bổ sung tại Quyết định 113/QĐ-TCHQ ngày 22/01/2014 về các trường hợp:

- Trường hợp vụ vi phạm có nhiều hành vi vi phạm nhưng chỉ tiến hành xử phạt một hay một số hành vi vi phạm, còn các hành vi vi phạm khác được xem xét không xử phạt thì chỉ ra Quyết định xử phạt đối với các hành vi bị xử phạt (không ghi hành vi không bị xử phạt vào Quyết định), không ra Thông báo không xử phạt đối với các hành vi không bị xử phạt. Khi tổng đạt Quyết định xử phạt, cơ quan hải quan sẽ thông báo cho doanh nghiệp biết về kết quả không xử phạt đối với một số hành vi đã ghi nhận trong Biên bản vi phạm.

- Trường hợp Biên bản vi phạm ghi nhận đồng thời hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế (Điều 8 hoặc Điều 13...) và hành vi vi phạm ngoài lĩnh vực thuế thì ra hai Quyết định xử phạt: “Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong lĩnh vực hải quan” và “Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan”

(Cục Hải quan Đồng Nai)

Tổng cục Hải quan sẽ nghiên cứu bổ sung khi sửa đổi Quyết định số 113/QĐ-TCHQ

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 10467/TCHQ-PC năm 2014 giải đáp vướng mắc trong xử phạt vi phạm hành chính do Tổng cục Hải quan ban hành

Số hiệu: 10467/TCHQ-PC
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
Người ký: Hoàng Việt Cường
Ngày ban hành: 21/08/2014
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 10467/TCHQ-PC năm 2014 giải đáp vướng mắc trong xử phạt vi phạm hành chính do Tổng cục Hải quan ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…